I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Nhận biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ ${\bf{20}}$ đến ${\bf{99}}$.

- Nhận biết thứ tự các trong phạm vi ${\bf{99}}$

- Trong số có hai chữ số, chữ số viết trước là số hàng chục, số đứng sau là số hàng đơn vị.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đọc và viết số có hai chữ số.

a) Đọc số có hai chữ số: Với các số có hàng chục khác \(1\) thì em đọc số hàng chục, ghép với chữ mươi rồi đọc số hàng đơn vị.

Chú ý: Một số trường hợp đặc biệt như sau:

- Chữ số hàng đơn vị là \(1\) thì đọc là ‘mốt”

- Chữ số hàng đơn vị là \(4\) thì đọc là “tư”

- Chữ số hàng đơn vị là \(5\) thì đọc là “lăm”

Ví dụ: Ta có cách đọc và viết một số số như sau:

b) Viết số có hai chữ số:

Dựa vào cách đọc của số có hai chữ số, em xác định chữ số hàng chục và hàng đơn vị

- Ghép theo thứ tự chữ số hàng chục rồi đến chữ số hàng đơn vị để viết được số.

Ví dụ:

Viết số “Ba mươi sáu “ thì ba mươi được viết bằng số \(3\), sáu được viết là \(6\) rồi ghép số hàng chục với hàng đơn vị, ta được số cần viết là \(36\)

Dạng 2: Phân tích cấu tạo số các số có hai chữ số.

 Trong số có hai chữ số, chữ số viết trước là số hàng chục, số đứng sau là số hàng đơn vị.

Ví dụ:

Số \(48\) gồm \(4\) chục và \(8\) đơn vị.

Dạng 3: Thứ tự của các số có hai chữ số

Dãy số từ \(20\) đến \(30\) là: \(20;21;22;23;24;25;26;27;28;29;30\)

- Em đếm các số liên tiếp bằng cách giữ nguyên hàng chục (ví dụ dãy trên có số chục là \(2\)), còn các chữ số hàng đơn vị được đếm tăng dần từ \(0\) đến \(9\).

- Số liền sau của số có hai chữ số mà hàng đơn vị bằng \(9\) là số tròn chục với hàng chục được tăng thêm \(1\) ( số liền sau của \(29\) là số \(30\))

- Tương tự như vậy em có thể đếm được các số có hai chữ số theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào ô trống để được các số theo thứ tự liên tiếp:

Giải:

Em điền được các số như sau:

Bài viết gợi ý: