1. Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về hai tác giả, hai tác phẩm.
– Nêu chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và trong văn học chống Mĩ.
2. Thân bài
Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
a) Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Trung Thành trong Rừng xà nu.
– Chọn một loại cây rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên và xây dựng hình ảnh ấy thành biểu tượng đẹp đẽ, đặc sắc, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước – Hình tượng rừng xà nu. Miêu tả rừng xà nu thành một nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ cho cuộc chiến đẩu anh hùng của dân làng Xô Man chống Mĩ, tô đậm chất sử thi hào hùng cho câu chuyện.
– Chọn thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh một tập thể nhân dân anh hùng, đó là dân làng Xô Man. Phát hiện ra vẻ đẹp riêng của từng con người chống Mĩ gắn với số phận, tính cách và phẩm chất của họ: cụ Met (già làng), Dít (bí thư chi bộ), đặc biệt là Tnú.
– Chủ đề của truyện là chân lí của thời đại cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
b) Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình.
– Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm được thể hiện sắc nét trong truyền thống anh dũng, đáng tự hào của một gia đình. Tiêu biểu cho ý tưởng đó của tác giả là hình ảnh hai chị em Chiến và Việt.
– Chọn một gia đình để viết truyện, ý tưởng của nhà văn chính là để nói lên điều sâu xa: gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình bình thường mà còn như thế, thì cả miền Nam, cả nước sẽ như thể nào? Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng khi nó đã thấm sâu đến từng người dân, đặc biệt nó đầy ắp trong tim thế hệ trẻ.
– Nguyễn Thi rất hiểu con người miền Nam, đặc biệt là “kiểu người út Tịch”, sinh ra là để đánh giặc cứu nước, mà đã đánh giặc thì dũng cảm, gan góc không ai bằng. Vì thế, ông đã xây dựng rất thành công kiêu nhân vật đánh Mĩ trong gia đình, đặc biệt là Chiến và Việt.
3. Kết bài
– Hiện thực cuộc chiến đấu là đề tài phong phú cho sáng tạo nghệ thuật của văn nghệ sĩ.
– Nhà văn đi sâu vào cuộc sống chiến đấu anh hùng của nhân dân mới có được cảm hứng sáng tạo. Đó là mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống.
– Đóng góp của Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đối với văn học thời chống Mĩ.