I. CẤU TẠO CỦA XƯƠNG
1. Cấu tạo của xương dài
Cấu tạo 1 xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
2. Chức năng của xương dài
3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
- Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.
- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.
II. SỰ TO RA VÀ DÀI RA CỦA XƯƠNG
- Sự to ra của xương:
+ Tế bào ở màng xương phân chia → các tế bào mới → đẩy vào trong và hóa xương → xương to ra
+ Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm
+ Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.
- Sự dài ra của xương: nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA XƯƠNG
- Xương được cấu tạo từ:
+ Chất hữu cơ là cốt giao: đảm bảo tính mềm dẻo của xương.
+ Chất khoáng chủ yếu là Canxi đảm bảo tính bền chắc của xương.