I. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ

- Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

- Trong nguyên tử: số e = số p = Z

II. LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON

1. Lớp electron:

- Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần hạt nhân ra xa hạt nhân) và xếp thành từng lớp.

- Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

2. Phân lớp electron

- Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

- Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường: s, p, d, f

- Các electron ở phân lớp s gọi là electron s, electron ở phân lớp p gọi là electron p,…

Ví dụ:

+ Lớp thứ nhất (lớp K, n = 1) có 1 phân lớp s

+ Lớp thứ hai (lớp L, n = 2) có 2 phân lớp s, p

+ Lớp thứ 3 (lớp M, n = 3) có 3 phân lớp: s, p, d

+ Lớp thứ 4 (lớp N, n = 4) có 4 phân lớp s, p, d, f

3. Obitan nguyên tử:

- Obitan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (90%)

- Kí hiệu: AO

- Trên 1 AO chỉ chứa tối đa 2 electron được gọi là e ghép đôi.

- Nếu trong 1 AO chứa 1 electron được gọi là e độc thân.

- Nếu trong AO không chứa e được gọi là AO trống.

+ Phân lớp s có 1 AO hình cầu

+ Phân lớp p có 3 AO hình số 8 nổi

+ Phân lớp d có 5 AO và phân lớp f có 7 AO hình dạng phức tạp

III. SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP, MỘT LỚP

1. Số electron tối đa trong một phân lớp

* Nguyên lí Pauli

- Trên 1 obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

Ví dụ: phân lớp s chứa 1 AO => số e tối đa trong phân lớp s = 2.1 = 2

- Phân lớp đã đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa.

2. Số electron tối đa trong một lớp

- Lớp electron đã đủ số e tối đa gọi là lớp electron bão hòa.

- Lớp electron bão hòa khi các phân lớp trong lớp đó bão hòa.

Bài viết gợi ý: