CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I. CHU KÌ TẾ BÀO
1. Khái niệm:

Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào

                                       
2. Một chu kì tế bào gồm:
a. Kì trung gian

                                                
- Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng
- Pha S: Nhân đôi ADN và NST
- Pha G2: Tổng hợp các chất cần cho phân bào
b. Nguyên phân
- Phân chia nhân
- Phân chia tế bào chất
II. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
1. Phân chia nhân: Gồm 4 kì:
Kì đầu:

                                                            
- Xuất hiện thoi phân bào
- Màng nhân dần biến mất
- Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn
Kì giữa:

                                                                      
- Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào ở 2 phía của tâm động
Kì sau:

                                                                   
- Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn
- Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào
Kì cuối:

                                                                      
- Màng nhân xuất hiện
- Nhiễm sắc thể tháo xoắn
2. Phân chia tế bào chất
- Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
- Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ

III. Ý NGHĨA PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN
- Giúp sinh vật nhân thực sinh sản, sinh trưởng
- Tái sinh các mô và bộ phận bị tổn thương

IV. ĐIỀU HOÀ QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO
- Nguyên phân và chu kì tế bào được kiểm soát và điều khiển một cách chặt chẽ giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Chu trình tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.
Đáp án:

•    Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp. Nó bao gồm gian kỳ và các giai đoạn (kỳ) trong nguyên phân.
•    Gồm những giai đoạn: kì trung gian và quá trình nguyên phân
•    Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào:
•    Dựa vào chu kỳ tế tào con người có thể phát hiện sớm tế bào ung thư, vì tế bào ung thư sẽ phá vỡ chu kỳ của tế bào.
•    Qua các pha của chu kỳ tế bào, chúng thấy rằng tế bào có khả năng tự thay thế tế bào khác khi có dấu hiệu tổn thương (da bị xước lại lành). Từ đó y học tìm ra rất nhiều loại thuốc để bổ sung những khuyết điểm của cơ thể con người.
 

Bài 2: Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
Đáp án :

Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh) dễ di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong, NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phân mã.
 

Bài 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu các NST sau khi nhân đôi lại tách rời nhau ra rồi mới di chuyển về 2 cực của tế bào?
Đáp án:

Nếu NST sau khi nhân đôi, lại tách rời nhau rồi mới phân li về 2 cực của tế bào thì có thể tạo ra những sai lệch trong nguyên phân. Vì vậy mà sau khi nhân đôi, NST vẫn còn dính với nhau ở tâm động, đảm bảo cho việc phân chia đồng đều các nhiễm sắc tử về các tế bào con.

Bài 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
Đáp án:

Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào giao tử
C. Tế bào sinh dục chín
D. Hợp tử
Đáp án: C
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo
B. Có sự phân chia của tế bào chất
C. Có sự phân chia nhân
D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép
Đáp án: A
Câu 3: Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở?

A. kì giữa I và kì sau I   B. kì giữa II và kì sau II
C. kì giữa I và kì giữa II   D. cả A và C
Đáp án: C
Câu 4: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

A. Các NST đều ở trạng thái đơn
B. Các NST đều ở trạng thái kép
C. Có sự dãn xoắn của các NST
D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào
Đáp án: D
Câu 5: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân?

A. kì đầu I   B. kì giữa I
C. kì đầu II   D. kì giữa II
Đáp án: A
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?
A
. Phân li các NST đơn
B. Phân li các NST kép, không tách tâm động
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào
D. Tách tâm động rồi mới phân li
Đáp án: C
Câu 7: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào
B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào
C. Mỗi chiếc về một cực tế bào
D. Đều nằm ở giữa tế bào
Đáp án: B
Câu 8: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có

A. nNST đơn, dãn xoắn
B. nNST kép, dãn xoắn
C. 2n NST đơn, co xoắn
D. n NST đơn, co xoắn
Đáp án: D
Câu 9: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

A. Tương tự như quá trình nguyên phân
B. Thể hiện bản chất giảm phân
C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì
D. Có xảy ra tiếp hợp NST
Đáp án: A
Câu 10: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II
B. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II
C. Kì đầu II, kì giữa II
D. Tất cả các kì
Đáp án: B
Câu 11: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là

A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST
Đáp án: B
Câu 12: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?

(1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I
(2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian
(3) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ
(4) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (1), (2), (3)
Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường. sử dụng dữ kiện này trả lời câu hỏi 13 – 16
Đáp án: B
Câu 13: Ở kì sau I, trong mỗi tế bào có

A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
B. 16 NST đơn, 0 cromatit, 16 tâm động
C. 8 NST kép, 8 cromatit, 8 tâm động
D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động
Đáp án: A
Câu 14: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có

A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động
D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động
Đáp án: C
Câu 15: Số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp cho các tế bào đó hoàn thành giảm phân là

A. 80    B. 8    C. 16    D. 40
Đáp án: D
Câu 16: Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là

A. 20    B. 10    C. 5    D. 1
Đáp án: C
Câu 17: Một loài (2n), giảm phân không có trao đổi chéo, tối đa cho bao nhiêu loại giao tử?

A. 2n    B. 22n    C. 3n    D. 2
Đáp án: A
Câu 18: Một loài (2n), khi giảm phân có k cặp NST xảy ra trao đổi chéo đơn tại 1 điểm, số loại giao tử tối đa thu được là

A.2n    B. 2n+k    C. 3n    D. 2
Đáp án: B
Câu 19: Một loài (2n), khi giảm phân có tối đa bao nhiêu cách sắp xếp NST trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa I?

A. 2n    B. 2n+k    C. 2n-1    D. 2
Đáp án: C
Câu 20: Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành?
A. x    B. 2x    C. 3x    D. 4x

Đáp án: B

Bài viết gợi ý: