Đề bài: Chứng minh rằng qua hình thức nhân hóa hình tượng con hổ bị nhốt trong cũi sắt, nhà thơ Thế Lữ đã cho thấy tâm trạng của mình và cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang trong cảnh nưđc mất nhà tan.
Hướng dẫn làm bài
Trước hết, con hổ trong trạng thái “nằm dài trong cũi sắt” mà “gặm một khối căm hờn”, đau đớn tê tái vì “sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm”. Con hổ ý thức được nỗi bất hạnh của nó khi trở thành “trò lạ mắt, thứ đồ chơi”. Nỗi đau như được nhân lên khi nó bị xếp hàng ngang cùng “bọn gấu dở hơi” và “cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Thái độ của con hổ, do đó, là thái độ khinh miệt: “Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ — Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Từ “khinh” được nhấn mạnh bằng từ “lũ” - “lũ người”. Từ “lũ” mang trong nó sắc thái khinh bỉ miệt thị, mang tính chất phủ nhận. Sự so sánh đối lập được đẩy lên bằng từ “giương” - một động tác đòi hỏi nhiều sức lực đi liền với “mắt bé” như là một sự tương phản: “giương mắt bé” được đặt trong thế đối lập với “oai linh rừng thẳm”. “Mắt bé” là cái cụ thể, có thể cần đo đong đếm được, còn “oai linh” thì không thể (đó là chưa kể đến sự lớn lao, phi thường, dữ dội của “rừng thẳm”). Đoạn thơ cho thấy nỗi đau thấm thìa của con hổ khi bị giam hãm trong “cũi sắt”. Ý thức của con hổ càng trở nên sâu sắc hơn ở đoạn 4. Nó trở thành “niềm uất hận ngàn thâu” trước những “cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối - Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng”; trước những hình thức nhân tạo mà con người bày đặt ra thành những núi non sông suối giả tạo: “Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng - Len dưới nách những mô gò thấp kém”. Đã thế, để tạo cảnh rừng già, con người bày đặt: “Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm — Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu — Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”. Giọng điệu của con hổ ở đây là giọng điệu mĩa mai, giễu cợt (“dải nước đen giả suối”, “len dưới nách”,...); giọng điệu trách cứ, nhấn mạnh sự giả dôi, học đòi, bắt chước. Tất cả những công trình mà con người làm ra trong vườn bách thú chỉ là thứ tầm thường so với chốn “ngàn năm cao cả âm u”. Sự so sánh được tạo ra qua sự đối lập giữa cái hiện tại ngắn ngủi, mong manh, “tầm thường”, “những cảnh không bao giờ thay đổi” với cái vĩnh hằng muôn thuở “cao cả, âm u”. Điều mỉa mai nhất qua giọng điệu của con hổ là con người tưởng rằng những thứ nó tạo ra có thể sánh ngang hàng các kì công của tạo hóa. Giọng điệu của con hổ cho thấy tâm trạng bực bội, chán chường của nó trước thực tại đen tối. Đó cũng là chính thực tại của xã hội tù hãm đương thời đang vây bủa nhà thơ và những con người chí lớn trong nỗi đau mất nước.
Trong hoàn cảnh đó (đoạn 3), con hổ nhớ lại một thời oai phong lẫm liệt: “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”. Con hổ tự xưng là “Ta” — cách xưng hô mang tính khẳng định, dứt khoát — gia tăng sức nặng cho câu thơ “Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa”. Khi nói “tung hoành” thì tự nó đã cho thấy sức mạnh mẽ, phi thường, nhưng lại được kèm theo, lại được nhấn mạnh bằng “hống hách” thì cái phi thường đó là vô song, là bản lĩnh của chúa sơn lâm. vẻ đẹp hùng vĩ của chôn núi rừng xưa cũ hiện về qua “bóng cả, cây già” mà các tính từ chỉ thời gian (hóng cả, cây già) không chỉ cho thấy sự lớn lao của đại ngàn mà còn nhấn mạnh sự trường tồn của nó. Các động từ chỉ hành động gắn với âm thanh “gào”, “hét”, “thét” (“tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi”, “khúc trường ca dữ dội”,...) càng cho thấy tầm vóc của đại ngàn sâu thẳm. Đó là một không gian khác thường - không gian của sức mạnh - mà ngự trị trong đó là con hổ: “Ta biết ta chúa tể của muôn loài”. Hổ không tự nhận là chúa tể “cúa muôn loài” (với nghĩa là muôn loài đã bị thần phục hay chấp nhận tự nguyện sự thần phục con hổ) mà là chúa tể “cả muôn loài” (theo ý nghĩa là con hổ đứng trên tất cả, thống ngự tất cả, không cần biết là dưới nó có con nào không thần phục nó hay không). Nói cách khác, con hổ, qua hình thức tự phong này, toát lên vẻ kiêu hùng mạnh mẽ, chứ không phải là kiêu ngạo. Tự nó đảm đương trách nhiệm tối cao nơi núi cao rừng sâu ấy. Tại đó, con hổ hiện lên với vẻ đẹp đường bệ từ bước đi dáng đứng: “Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng - Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng — Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”, ơ đó nó là chúa tể bởi “mắt thần khi đã quắc — Là khiến cho mọi vật đều im hơi”. Việc con hổ tự so sánh dáng đi của nó với “sóng cuộn nhịp nhàng”, mắt của nó với “mắt thần” cho thấy sự tự ý thức sâu sắc về giá trị của nó mà khi đã nhận thức sâu như vậy thì nỗi đau đớn của nó càng lớn hơn trong hiện tại.
Một loạt các điệp ngữ trong đoạn 3 (“nào đâu”, “đâu những”,...) trở thành các câu hỏi tu từ gợi về một quá khứ vàng son xưa cũ, cái quá khứ một đi không trở lại, cho thấy sự xót xa đau đớn của con hổ trước tình cảnh hiện tại. Quá khứ càng vinh quang, hào hùng bao nhiêu thì hiện tại càng chua chát, bi thảm bấy nhiêu. Những kỉ niệm của “những đêm vàng bên bờ suối — Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”, của “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn — Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”, của “những bình minh cây xanh nắng gội — Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”, của “những chiều lênh láng máu sau rừng — Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt — Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”,... lần lượt hiện về trong dòng suy tư của con hổ, cho thấy sự dồn nén cao độ, sự nuôi tiếc vô cùng nhưng đồng thời dẫn tới sự liên tưởng về nỗi bất hạnh lớn lao mà nó đang phải chịu đựng. Những hình ảnh ấy chỉ còn là những kỉ niệm đẹp của “một thời” “vang bóng” và cũng đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Vì thế lời than của con hổ: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!” trở thành lời vĩnh biệt quá khứ.
Các hình ảnh gợi nhớ về quá khứ đều kèm theo màu sắc sặc sỡ, gây ấn tượng mạnh và các hình thức biểu cảm nhất định: màu của đêm (vàng); màu của bình minh (xanh — của cây, vàng — của nắng); màu của chiều tà với mặt trời đỏ ối (“lênh láng máu”) hay mưa cùng với những hành động mang vẻ đẹp lãng mạn: “uống ánh trăng tan”, “lặng ngắm giang san” trong mưa rừng xối xả, có tiếng chim ru giấc ngủ những trưa hè,... tạo nên vẻ đẹp trữ tình của những suy tư của con hổ. Nó cũng cho thấy sự đối lập trong tâm trạng của con hổ giữa hai thực tại: một thuộc về quá khứ và một đang diễn ra trong nước mắt. Đó cũng chính là tâm trạng của nhà thơ và cũng là tâm trạng chung của những thế hệ người dân Việt Nam đang trong cảnh nước mất nhà tan. Bài thơ khơi dậy những suy nghĩ tích cực, đáp ứng và trở thành khát vọng chung của một thời.