CHUYÊN ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME

A. LÝ THUYẾT

I. Khái niệm chung

1. Polime

- là hợp chất cao phân tử, có KLPT rất lớn

- do nhiều đơn vị cơ bản gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

2. Mắt xích

- là 1 đơn vị cơ sở cấu tạo nên polime

3. Monome

- là chất dùng để điều chế ra mắt xích

     

4. Hệ số polime hóa

  (Độ polime hóa, hệ số trùng hợp, hệ số trùng ngưng)

- là số lượng mắt xích của polime

- Hệ số trùng hợp = 

- Số mắt xích = 6,023.1023. số mol mắt xích

II. Tính chất vật lý

- Các polime thường ở thể rắn, không có nhiệt độ sôi nhất định mà dao động trong một khoảng rộng vì 1 vật liệu polime bao gồm nhiều chuỗi polime có KLPT khác nhau.

- Đều khó bay hơi, không tan trong các dung môi thông thường; 1 số polime tan được trong dung môi đặc trưng

VD: cao su tan trong xăng dầu, benzen…

III. Phân loại polime

1. Dựa vào nguồn gốc

Polime thiên nhiên

Polime nhân tạo

Polime tổng hợp

- hoàn toàn có trong thiên nhiên

- xuất phát từ 1 polime thiên nhiên nhưng được điều chế thêm bằng con đường hóa học

- hoàn toàn tổng hợp từ hóa học

 

- tinh bột, xenlulozo, protein (tơ tằm, len dạ…), cao su thiên nhiên

- cao su lưu hóa, thuốc súng không khói(TNX), tơ visco, tơ axetat…

- PE, PVC. PPM, cao su tổng hợp, tơ tổng hợp…

 

2. Dựa vào cấu tạo

Polime trùng hợp

Polime trùng ngưng

- là sản phẩm của phản ứng trùng hợp

- là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

- cao su buna-N, cao su buna-S, poli etylen, poli metyl acrylat…

- nilon-6, poli phenol fomandehit

 

IV. Mạch của polime

- là mạch của chuỗi mắt xích liên kết với nhau chứ không phải mạch của một mắt xích.

1. Mạch không phân nhánh

- các mắt xích liên kết với nhau tạo một đường liên tục

- VD: PVC, PVA, PE, PPM, amilozo, xenlulozo…

2. Mạch phân nhánh

- các mắt xích liên kếtvới nhau tạo thành 1 đường liên tục

- VD: amilopectin, glicogen

3. Mạch không gian:

- VD: cao su lưu hóa, nhựa bakelit

V. Tính chất hóa học

- TCHH của polime không xác định mà phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của mắt xích trong polime

1. Phản ứng giữ nguyên mạch cacbon

- là phản ứng của polime mà sau phản ứng số mắt xích của polime không thay đổi, thường rơi vào phản ứng cộng, phản ứng thế và rất ít phản ứng thủy phân


2. Phản ứng giảm mạch cacbon

- là phản ứng của polime mà sau phản ứng số mắt xích của polime bị giảm

- Đa số các phản ứng thủy phân:

- Phản ứng đề polime hóa: là phản ứng của polime ở điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp tạo ra monome ban đầu

 3Phản ứng khâu mạch cacbon ( tăng mạch cacbon)

- là phản ứng của polime mà sau phản ứng cấu trúc mạch của polime thay đổi, từ mạch phân nhánh và không phân nhánh thành mạch không gian

- VD:


 VIPhương pháp điều chế polime

1. Phản ứng trùng hợp:

- Khái niệm: là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau để tạo thành phân tử lớn gọi là polime

                                     

- ĐK của monome tham gia phản ứng trùng hợp: trong phân tử monome đó phải có

+ liên kết bội: CH2 = CH2, CH2 = CH–C6H5

+ vòng kém bền: những vòng có 3,5,7 cạnh: caprolactan, etilen oxit

- Nếu phản ứng trùng hợp đi từ các loại monome khác nhau gọi là phản ứng đồng trùng hợp.

                                     

                   2.

Phản ứng trùng ngưng


- Khái niệm: là quá trình cộng hợp liên tiếp những phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau để tạo thành phân tử lớn đồng thời tách ra các phân tử nhỏ khác như H
2O

- ĐK để monome tham gia phản ứng trùng ngưng: trong phân tử monome có từ 2 nhóm chức trở lên có khả năng phản ứng với nhau

- VD:


- Nếu phản ứng trùng ngưng đi từ các loại monome khác nhau được gọi là phản ứng đồng trùng ngưng.


B. BÀI TẬP

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.

B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.

C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Đáp án: C

Câu 2: Chọn khái niệm đúng ?

A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime.

B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.

C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.

D. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội.

Đáp án: C

Câu 3: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Các polime không bay hơi.

B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.

C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ.

Đáp án: D

Câu 4: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon – 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ visco và tơ axetat.                    B. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron.       

C. Tơ tằm và tơ enang.                       D. Tơ visco và tơ nilon – 6,6

Đáp án: A

Câu 5: Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta – 1,3 – đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp:

A. (1), (2), (5), (6).                            B. (1), (2), (3), (4).                  

C. (1), (4), (5), (6).                     D. (2), (3), (4), (5).

Đáp án: A

Câu 6: Hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Isopren.                       B. Metyl metacrylat.    

B. Caprolactam.              

Đáp án: D

Câu 7: Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A.Phenol và fomanđehit.        

B. Buta – 1,3 – đien và stiren.

C. Axit ađipic và hexametylen điamin.              

D. Axit terephtalic và etylen glicol

Câu 8: Trong số các polime sau: (1) tơ  tằm, (2) sợi  bông, (3) len, (4) tơ  enang, (5) tơ visco, (6) nilon – 6,6, (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là

A. (1), (2), (6).                B. (2), (3), (7).    

B. (2), (3), (5).                 D. (2), (5), (7).

Đáp án: D

Câu 9: Polime [–HN –(CH2)5 – CO–]n được điều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây ?

A. Trùng hợp.                             B. Trùng ngưng.             

C. Cộng hợp.                              D. Trùng hợp hoặc trùng ngưng.

Đáp án: D

Câu 10: Trong các polime sau: xenlulozơ, nhựa phenol fomanđehit, xenlulozơ nitrat, cao su. Polime tổng hợp là

A. Xenlulozơ.                         B. Cao su.                    

B. Xenlulozơ nitrat.                D. Nhựa phenol fomanđehit.

Đáp án: D

Câu 11: Hợp chất nào không thể trùng hợp thành polime.

A. Stiren.                       B. Axit acrylic                  C. Axit picric.                  D. Vinylclorua

Đáp án: C










Bài viết gợi ý: