Phương pháp chung:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn .

Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính: \(2\) giờ \(15\) phút \( + \,\,4\) giờ \(22\) phút

Phương pháp:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số phút ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $60$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn phút là giờ.

Cách giải:

Ta đặt tính rồi thực hiện tính như sau:

Vậy \(2\) giờ \(15\) phút \( + \,\,4\) giờ \(22\) phút \( = 6\) giờ \(37\) phút.

Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: \(5\) phút \(38\) giây \( + \,\,3\) phút \(44\) giây

Phương pháp:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số giây ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $60$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn giây là phút.

Cách giải:

Ta đặt tính rồi thực hiện tính như sau:

Vậy : \(5\) phút \(38\) giây \( + \,3\) phút \(44\) giây \( = \,9\) phút \(22\) giây.

Bài viết gợi ý: