CHƯƠNG 7: BÀI TIẾT
A. Kiến thức cơ bản
- Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bài thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng... để duy trì tính ổn định của môi trường trong làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận và ống thận.
- Bài tiết nước tiểu gồm 2 quá trình : Tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu.
B. Câu hỏi và bài tập
I. Phần tự luận
Câu 1: Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Trả lời :
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Gồm thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái và bóng đái
- Thận là cơ quan quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận. Mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận
Vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống:
- Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.
- Nhờ hoạt động của hệ bài tiết mà các tính chất của môi trường trong cơ thể luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Câu 2: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Sự tạo thành nước tiểu trong các đơn vị chức năng của thận gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn lọc máu ở nang cầu thận:
+ Máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận
+ Các tế bào máu và phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc.
+ Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Giai đoạn hấp thụ lại xảy ra trong ống thận: ống thận hấp thụ lại phần lớn nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như Na+, Cl-...
- Giai đoạn bài tiết tiếp: ở phần sau ống thận các chất được tiếp tục bài tiết từ máu vào ống thận gồm các chất cặn bã, các chất ion thừa như H+, K+... để tạo thành nước tiểu chính thức
Câu 3: Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Trả lời:
Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu, thải bỏ các chất cặn bã, chất thừa, các chất độc ra khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
Câu 4: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Mỗi ngày, cầu thận 1 người trưởng thành lọc được 1440l máu và tạo ra khoảng nước tiểu đầu
- Nhờ quá trình hấp thụ lại mà sau đó chỉ khoảng 1.5 lít nước tiểu chính thức được tạo thành và dẫn xuống bể thận, rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.
- Lượng nước tiểu trong bóng đái lên đến 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và gây cảm giác buồn đi tiểu. Nếu cơ vòng mở ra ( có sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.
Câu 5: Sự khác biệt trong thành phần của nước tiếu chính thức và nước tiểu đầu?
Trả lờì:
Đặc điểm |
Nước tiểu đầu |
Nước tiểu chính thức |
Nồng độ các chất hòa tan |
Loãng hơn |
Đậm đặc hơn |
Chất độc hại, chất cặn bã |
Chứa ít |
Chứa nhiều |
Chất dinh dưỡng |
Chứa nhiều |
Không còn chất dinh dưỡng |
Câu 6: Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả ntn về sức khỏe?
Trả lời:
- Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả -> Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết tiếp các cặn bã độc hại bị giảm -> Môi trường trong thay đồi-> Môi trường trong bị biến đổi ->Trao đổi chất bị rối loạn -> Ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe
- Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu hòa thẳng vào máu -> Gây đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự trường hợp suy thận.
Câu 7: Cơ sở khoa học và thói quen sống khoa học?
Trả lời:
STT |
Các thói quen sống khoa học |
Cơ sở khoa học |
1 |
Thường xuyên giữ vệ sinh toàn cơ thể, cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu |
Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh |
2 |
Khẩu phần ăn uống hợp lí: |
|
|
- Không ăn thức ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi |
- Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi |
|
- Không ăn thức ăn ôi thiu, quá nhiều chất độc hại |
- Hạn chế tác hại của các chất độc |
|
- Uống đủ nước |
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục |
3 |
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu
|
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục - Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái |
II. Phần trắc nghiệm
(Check đáp án ở cuối bài)
Câu 1: Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là
A. Bóng đái.
B. Thận.
C. Ống dẫn nước tiểu.
D. Ống đái.
Câu 2: Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây ?
A. Ống góp
B. Ống thận
C. Cầu thận
D. Nang cầu thận
Câu 3. Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào ?
A. Muối khoáng B. Nước
C. Vitamin D. Cả B, C
Câu 4. Đâu không phải là thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?
A. Uống đủ nước
B. Không ăn quá nhiều prôtêin
C. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay
D. Ăn mặn
Câu 5. Cầu thận được tạo thành bởi
A. Một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.
B. Hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.
C. Một búi mao mạch dày đặc.
D. Một búi mạch bạch huyết có kích thước bé.
Câu 6: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái ?
A. Ống dẫn nước tiểu
B. Ống thận
C. Ống đái
D. Ống góp
Câu 7: Nước tiểu đầu được hình thành do:
A. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận
B. Quá trình lọc máu xảy ra ở nang cầu thận
C. Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận
D. Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận
Câu 8: Chọn các cụm từ : Nước tiểu, lọc máu, nước tiểu đầu, chức năng. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:
Sự tạo thành (1)...... diễn ra ở các đơn vị (2).......của thận. Đầu tiên là quá trình (3).......ở cầu thận để tạo thành (4).......ở nang cầu thận.
Đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
C |
A |
A |
(1)nước tiểu, (2) chức năng, (3)lọc máu, (4) nước tiểu đầu |
Còn tiếp!!!
Chúc các bạn học và thi tốt