ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC HỌC KÌ II

 

Câu 1: Phân biệt hướng động và ứng động; Ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng; Hướng động và ứng động sinh trưởng?

Đặc điểm phân biệt

Hướng động

Ứng động

  1. Ví dụ

+ Lá cây hướng về phía ánh sáng

+ Rễ cây hướng xuống đất

+ Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ

Vận động quấn vòng

  1. Tác động của nhân tố kích thích

Kích thích có định hướng

Kích thích không định hướng

  1. Phản ứng của thực vật

Hướng tới tác nhân kích thích hoặc tránh xa tác nhân kích thích

Phản ứng về mọi phía

  1. Cơ chế chung

Sự phân bố không đều của Auxin tác động đến sự sinh trưởng của bộ phận của cây

+ Hooc môn sinh trưởng thực vật phân bố không đều

+ Sự thay đổi của sức trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa của thực vật theo nhịp điệu đồng hồ sinh học

  1. Tốc độ phản ứng

Chậm

Nhanh

  1. Khái niệm

Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo hướng xác định

Là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng

 

Đặc điểm phân biệt

Hướng động

Ứng động sinh trưởng

  1. Ví dụ

+ Lá cây hướng về phía ánh sáng

+ Rễ cây hướng xuống đất

+ Vận động quấn vòng của tua cuốn

+ Vận động nở hoa

  1. Tác động của nhân tố kích thích

Kích thích có định hướng

+ Kích thích không định hướng

  1. Phản ứng của thực vật

Hướng tới tác nhân kích thích hoặc tránh xa tác nhân kích thích

Phản ứng về mọi phía

  1. Cơ chế chung

Sự phân bố không đều của Auxin tác động đến sự sinh trưởng của bộ phận của cây

Vận động theo nhịp điệu đồng hồ sinh học

  1. Tốc độ

Chậm

Nhanh

 

Đặc điểm phân biệt

Ứng động sinh trưởng

Ứng động không sinh trưởng

  1. Ví dụ

+ Vận động quấn vòng

+ Vận động nở hoa

+ Vận động thức, ngủ

+ Vận động tự vệ của cây trinh nữ

+ Vận động bắt mồi ở thực vật

  1. Cơ chế

Vận động theo nhịp điệu đồng hồ sinh học, điều tiết hoocmon, thay đổi nhiệt độ, ánh sáng

Thay đổi sức trương nước, áp suất thẩm thấu

  1. Khái niệm

Là sự vận động có liên quan đên sự phân chia, lớn lên của các tế bào và cơ quan

Là sự vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động và va chạm cơ học

 

Câu 2: Cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động

Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:
– Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào
– Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion
– Bơm Na – K
a. Sự phân bố ion, sự di chuyển của ion và tính thấm của màng tế bào đối với ion
– Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài =>tính thấm của ion K+ tăng, cổng K+ mở.
– Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.
b. Vai trò của bơm Na – K
– Bơm Na – K có bản chất là Prôtêin nằm trên màng tế bào. Có vai trò vận chuyển Kali từ bên ngoài trả vào bên trong làm cho nồng độ Kali bên trong luôn cao hơn bên ngoài giúp duy trì điện thế nghỉ

Cơ chế hình thành điện thế động:
a. Giai đoạn mất phân cực:
– Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động
– Khi bị kích thích tính thấm của màng thay đổi cổng Na+ mở, Na+ khuếch tán ngoài => trong màng =>Trung hòa điện tích âm ở bên trong
– Dẫn đến điện thế 2 bên màng giảm nhanh đến 0.
b. Giai đoạn đảo cực:
– Các ion Na+ mang điện dương đi vào trong không những để trung hòa điện tích âm ở bên trong tế bào, mà các ion Na+ còn vào dư thừa.
– Làm cho bên trong mang điện dương so với bên ngoài mang điện tích âm
c. Giai đoạn tái phân cực:
– Bên trong tế bào Na+ nhiều nên tính thấm của màng đối với Na+ giảm => Cổng Na+ đóng. Tính thấm đối với K+ tăng =>Cổng K+ mở rộng => K+ khuyếch tán từ trong tế bào —> ngoài nên bên ngoài mang điện tích dương. Khôi phục điện thế nghỉ ban đầu.

Câu 3: Giải thích tại sao sự dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ xung thần kinh lại đi theo một chiều?

Sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều, vì chỉ ở chuỳ xináp mới có các bóng xináp chứa các chất trung gian hoá học, chỉ màng sau xináp mới có các thụ quan tiếp nhận các chất này. Vì vậy, trong 1 cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.

Câu 4: Phân biệt sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có và không có bao mielin; Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh và trong một cung phản xạ.

Đặc điểm phân biệt

Không có bao mielin

Có bao mielin

Cách lan truyền

Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác

Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác

Cơ chế

Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi trục thần kinh

Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác trên sợi trục thần kinh

Tốc độ

Chậm 3- 5 m/s

Nhanh 100 m/s

Sự tiêu tốn năng lượng

Nhiều

Ít

 

Phân biệt sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh và trong một cung phản xạ.

  • Trong một sợi trục thần kinh, nếu kích thích ở một điểm bất kì, xung thần kinh sẽ lan truyền theo cả 2 chiều.

Vì: Cả hai bên của điểm bị kích thích, màng vẫn ở trạng thái nghỉ nên dòng điện động xuất hiện sẽ kích thích cả 2 bên màng làm thay đổi tính thấm và nơi này sẽ xuất hiện điện thế hoạt động. Cứ như vậy xung thần kinh được lan truyền theo cả 2 chiều.

  • Trong một cung phản xạ thì xung thần kinh truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm theo nơron hướng tâm về trung ương thần kinh, qua nơron trung gian, qua nơron li tâm đến cơ quan đáp ứng.

Vì: Khi qua xinap, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều nhất định nhờ chất môi giới trung gian được giải phóng từ cucxinap của nơron trước, sẽ được thụ thể ở màng sau xinap tiếp nhận và xung thần kinh tiếp tục được truyền đi.

Câu 5: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Đặc điểm phân biệt

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao)của thân, rễ

Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ

Nguyên nhân- cơ chế

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Đối tượng

Cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm

Cây hai lá mầm

 

Câu 6: Đặc điểm của hoocmon thực vật

I. HOOCMÔN KÍCH THÍCH

1. Auxin

- Nơi sản sinh: Đỉnh của thân và cành.

- Tác động:

+ Ở mức độ tế bào: Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng kéo dài của TB.

+ Ở mức độ cơ thể: Tham gia vào quá trình hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, .v.v.

- Ứng dụng: Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ.

2. Gibêrelin

- Nơi sản sinh: Ở lá và rễ.

- Tác động:

+ Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào.

+ Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

Ứng dụng: Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống.

3. Xitôkinin

- Nơi sản sinh: Ở  rễ.

- Tác động:

+ Ở mức độ tế bào: Kích thích sự phân chia TB,  làm chậm quá trình già của TB.

+ Ở mức độ cơ thể: Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus.

Ứng dụng: Sử dụng phổ biến trong công tác giống đểtrong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng  bảo tồn giống cây quý.

II. HOOCMÔN ỨC CHẾ

1. Êtilen.

- Đặc điểm của êtilen:

+ Êtilen đợc sinh ra ở lá già, hoa già, quả chín

- Ê ti len điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính.

 2. Axit abxixic

- Đặc điểm của AAB:

ABAđược sinh ra ở trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già.

-ABAkìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm súc các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ.

- Vai trò sinh lí của AAB: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.

Câu 7: Quang chu kỳ là gì? Dựa vào quang chu kỳ chia thực vật thành mấy nhóm cây? Ứng dụng quang chu kỳ trong trồng trọt?

-Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ( độ dài của ngày đêm), ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cấy.

-Dựa vào quang chu kì thực vật được chia làm 3 nhóm:

+ Cây trung tính: Ra hoa cả ngày dài và ngày ngắn. VD: Cà chua, lạc, đậu, ngô,…

+ Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12h. VD: Thanh long, dâu tây, lúa mì,…

+ Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h. VD: Đậu tương, vừng, mía,…

-Ứng dụng của quang chu kì trong trồng trọt:

+ Bắn pháo sáng ban đêm ức chế sự ra hoa của mía

+ Thắp sáng cho bườn trồng cây thanh long để ra hoa tạo quả trái vụ

 

Câu 8: Phitocrom là gì? Ứng dụng của Phitocrom?

Phitôcrôm là sắc tố enzim có ở chồi mầm và chóp của lá mầm, tồn tại ở hai dạng: hấp thu ánh sáng đỏ, có bước sóng 660 nm, được kí hiệu là Pđ và hấp thu ánh sáng đỏ xa, có bước sóng 730 nm, được kí hiệu là Pđx. 2 dạng này có thể chuyển hoá lẫn nhau, sự chuyển hoá 2 dạng thể hiện độ dài của ngày 

Trong điều kiện đêm tối, tuỳ theo loại ánh sáng (đỏ hay đỏ xa), chiếu sáng ở lần cuối cùng mà có sự khác nhau: ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài còn ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn. 

Phitôcrôm tác động chủ yếu đến các vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng. Phitôcrôm có đặc tính kích
thích (của auxin), đặc tính tổng hợp (của axit nuclêic) và đặc tính vận động cảm ứng.

Câu 9: Đặc điểm các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của đông vật?

Tên hoocmon

Nơi sản xuất

Tác dụng sinh lí

Hoocmon sinh trưởng (GH)

Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin

- Kích thích phát triển xương.

Tiroxin

Tuyến giáp

- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.

- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.

Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.

Ơstrogen

Buồng trứng

Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

Testosteron

Tinh hoàn

Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.

Ecđison

Tuyến trước ngực

+ Gây lột xác ở sâu bướm.

+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

Juvenin

Thể allat

+ Gây lột xác ở sâu bướm.

+ ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm.

 

Câu 10: Phân biệt sinh trưởng qua biến thái và sinh trưởng không qua biến thái;

Đặc điểm phân biệt

Không qua biến thái

Qua biến thái hoàn toàn

Qua biến thái không hoàn toàn

Hình dạng, cấu tạo sinh lí của con non so với con trưởng thành

Con non có đặc điểm hình thái và cấu tạo, sinh lí tương tự con trưởng thành

Ấu trùng có hình dạng và cấu tạo khác với con trưởng thành

Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Giai đoạn phôi thai và sau sinh

Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi

Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi

Trải qua lột xác

Không có

Ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác và giai đoạn trung gian (biến thái) biến đổi thành con trưởng thành.

Trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành

Đại diện

Đa số động vật có xương sống và rất nhiều động vật không xương sống

Đa số các lại côn trùng (bướm, ruồi, ong,…) và lưỡng cư

Đa số các lại côn trùng như cào cáo, châu chấu, gián,…

 

Câu 11: Nêu vai trò của các hoocmon điều hòa quá trình rụng trứng và chu kì kinh nguyệt? Giải thích tại sao phụ nữ uống thuốc tránh thai trứng không rụng nhưng vẫn có kinh nguyệt?

  • Vai trò của các hoocmon điều hòa quá trình rụng trứng và chu kì kinh nguyệt:

Tên hoocmon

Nơi sản xuất

Tác dụng

FSH

Tuyến yên

Kích thích phát triển  nang trứng

LH

Tuyến yên

Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, duy trì thể vàng

Estrogen Progesteron

Buồng trứng- thể vàng

Làm niêm mạc tử cung dày lên

 

Phụ nữ uống thuốc tránh thai trứng không rụng nhưng vẫn có kinh nguyệt vì:

Bản chất của thuốc tránh thai là estrogen và progesteron nhằm gây ức chế liên hệ ngược lên vùng dưới đồi giảm tiết GnRH và tuyến yên giảm tiết LH và FSH nên không xảy ra quá trình rụng trứng.

Tuy nhiên Progesteron và Estrogen vẫn có tác dụng làm dày lớp niêm mạc tử cung nên khi hệ cung cấp máu đã sung mãn thì lớp niêm mạc bong ra gây kinh nguyệt.

 

Bài viết gợi ý: