Đề đọc hiểu Ngữ văn 12. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có 1 tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm 1 dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyên qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Và trong tiêng gầm bất khuất của chúng ngõ chừng như nghe thấy một lời thách thức ngỗ ngược: “Không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta”.
Bao nhiêu năm qua. Sau này, tôi đã hiểu được đieu bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.
(Tchinguiz Aimatov, Người thầy đầu tiên)
Câu 1: Chỉ ra các đại từ nhân xưng trong đoạn trích.
Câu 2: Những từ ngữ miêu tả âm thanh được tạo ra từ những cây phong được xuất hiện nhiều lần trong đoạn trích. Chỉ ra những lần âm thanh đó xuất hiện.
Câu 3: Chỉ ra những danh từ thuộc trường từ vựng cây cối có trong đoạn trích trên.
Câu 4: Vẻ đẹp của hai cây phong được thể hiện như thế nào?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Câu 1: Các đại từ nhân xưng có trong đoạn trích trên là: tôi, chúng tôi, chúng, ta.
Học sinh cần chỉ ra đầy đủ các đại từ nhân xưng kể trên.
Câu 2: Hai cây phong trong đoạn trích được miêu tả bằng những âm thanh mà chúng tạo nên: không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau, tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm, bỗng im bặt một thoáng, cất tiếng thở dài, reo vù vù.
Đề bài chi yêu cầu học sinh liệt kê các chi tiết miêu tả âm thanh, học sinh không phân tích ý nghĩa của chúng, tránh mất thời gian làm bài.
Câu 3: Học sinh liệt kê những danh từ thuộc trường từ vựng cây cối, lưu ý về từ loại của từ để tránh bị nhầm lẫn. Cụ thể là các từ sau: thân cây, lá cành, cây, cây phong, thân, cành.
Câu 4: Dưới đây là một gợi ý:
Hai cây phong được miêu tả không chỉ bằng ngòi bút tinh tế mà còn bằng một trái tim yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc. Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đòi sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc. Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. Có khi chúng thì thầm thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.
Giáo viên linh hoạt cho điểm.

Nguyễn Thế Hưng

Xem thêm: Bộ đề đọc hiểu môn văn

Bài viết gợi ý: