Đề đọc hiểu về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(việt bắc – Tố Hữu)
Câu 1 (0.5điểm):
Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật điều gi?
- Khung cảnh chia li
- Tâm trạng nhớ thương của người ở lại
- Thiên nhiên Việt Bắc
Câu 2 (0.5điểm):
“Mười lăm năm” là khoảng thời gian nào?
- Từ Cách mạng tháng Tám đén khi người kháng chiến trở về thủ đô
- Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
- Từ khi giặc Pháp đến xâm lược đến khi người kháng chiến trở về thủ đô.
Câu 3 (0.5điểm):
Trong đoạn thơ ai là người lên tiếng trước?
- Người ra đi
- Người ở lại
- Cả hai cùng im lặng
Câu 4 (0.5điểm)
Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” diễn tả những cung bậc cảm xúc nào?
Câu 5 (1.0điểm):
Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 6 (1.0điểm)
Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ
ĐÁP ÁN
Câu 1 (0.5điểm):
Câu 2: (0.5 điểm)
– Đáp án đúng B / Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
Câu 3: (0.5 điểm):
– Đáp án đúng B / Người ở lại
Mức không đạt(0 điểm):
Câu 4: (0.5 điểm):
Mức chưa tối đa: (0.25 điểm):
+ Bộc lộ những xúc động khó nói bằng lời
Câu 5(1.0điểm):
– HS nêu được 2 biện pháp: + Điêp từ “nhớ”: diễn tả nỗi nhớ tràn đầy, tha thiết
+ Hoán dụ “áo chàm”: Chỉ người Việt Bắc, diễn tả tình cảm quân dân gắn bó, tha thiết
Mức chưa tối đa: (0.5 điểm):
Câu 6: (1.0 điểm):
– HS nêu được : + Hình thức đối đáp của ca dao dân ca với cặp đaị từ” mình – ta”
+ Tố Hữu vận dụng sáng tạo vào việc thể hiện những tính cảm cách mạng lớn lao
Mức chưa tối đa: (0.5 điểm):
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Bộ đề đọc hiểu mới nhất, theo chuẩn cấu trúc của Bộ :
Tất tần tật về bài Việt Bắc Tố Hữu: