ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 10
Câu 1 (1,5 điểm): Hãy đọc đoạn thơ sau:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu…

( – Xuân Quỳnh)

  1. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
  2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

Câu 2 (1,5 điểm):

  1. Kể tên những đặc trưng cơ bản của Văn học Dân gian? (0,5 điểm).
  2. Xác định chủ đề Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy?

(0,25 điểm).

3. Xác định thể loại và chủ đề truyện Tấm Cám? (0,75 điểm)?

Câu 3 (7 điểm):

Hãy hóa thân vào nhân vật An Dương Vương để kể lại Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1:

– Xác định biện pháp tu từ: ẩn dụ (0,5 điểm).

– Phân tích tác dụng: Thuyền là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con trai, biển là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái. Quan hệ giữa thuyền và biển có nét tương đồng trong quan hệ của người con trai và người con gái. Mượn hình ảnh thuyền và biển, Xuân Quỳnh muốn nói đến sự gắn bó, khăng khít của đôi lứa yêu nhau. Biện pháp ẩn dụ ở đây khiến cho sự diễn đạt của nhà thơ trở nên tế nhị, duyên dáng hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm (1 điểm).

Câu 2:

  1. Những đặc trưng cơ bản của Văn học Dân Gian (0,5 điểm):

– Tính tập thể.

– Tính truyền miệng.

– Sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy thuộc chủ đề giữ nước (0,25 điểm

3. Thể loại: Truyện cổ tích thần kỳ (0, 25 điểm).

Chủ đề (0,5 điểm):

+ Thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.

+ Mâu thuẫn xung đột trong truyện phán ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.

Câu 3:

* Yêu cầu về kỹ năng:

– Thí sinh biết cách làm bài văn tự sự tái hiện một tác phẩm văn học theo ngôi kể thứ nhất

– Nội dung: Kể lại Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trong Thủy bằng ngôi thứ nhất.

* Yêu cầu về kiến thức:

– Về nội dung:

+ Kể lại đầy đủ cốt truyện, các nhân vật, các sự kiện ở trong truyện.

-An Dương Vương xây thành, chế nỏ, đành đuổi quân xâm lược Triệu Đà.
– Triệu Đà câu hòa, cho Trọng Thủy ở rể.
– Mỵ Châu bị Trọng Thủy lừa lấy mất nỏ thần, dẫn đến mất nước Âu Lạc.

– kết thúc câu chuyện

+ Thể hiện sự tưởng tượng với những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật nhập vai.

– Về phương pháp:

+ Dựa vào cốt truyện trong văn bản.

+ Dựa vào những sự kiện, chi tiết để tưởng tượng, sáng tạo.

+ Kể theo ngôi thứ nhất.

+ Bài viết trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

* Biểu điểm:

– Điểm 7: Kể chuyện một cách sinh động, đầy đủ các chi tiết, có tưởng tượng, sáng tạo, đúng ngôi kể. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng, truyền cảm. Trình bày bài làm sạch đẹp.

– Điểm 4, 5, 6: Đúng ngôi kể, khá đầy đủ chi tiết. Bố cục tương đối chặt chẽ. Sai vài lỗi chính tả, diễn đạt.

– Điểm 1, 2, 3: Kể một cách sơ sài. Phạm nhiều lỗi diễn đạt. Bài làm cẩu thả.

– Điểm 0: Lạc đề.

===============================================================================

Bài viết gợi ý: