KHUNG MA TRẬN ĐỀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM LỚP 12 NĂM HỌC 2015 – 2016
(BÀI VIẾT SỐ 7)
CHỦ ĐỀ:
– VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ X
– PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, NĂNG LỰC:
- Kiến thức: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
– Những đặc trưng cơ bản của các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích (cổ tích thần kì), ca dao.
– Khái niệm các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
– Bài học, triết lí nhân sinh sâu sắc từ các văn bản truyền thuyết, cổ tích, ca dao…
- Kĩ năng: Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận văn học.
– Rèn luyện kĩ năng lập ý, diễn đạt, cách bố cục bài văn…
- Phát triển năng lực:
+ Tạo lập văn bản
+ Giải quyết một vấn đề.
+ Tư duy sáng tạo.
+ Cảm thụ thẩm mĩ.
MỤC TIÊU
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 12.
– Đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận
– Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
– Bồi dưỡng tình yêu với văn học.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||
Chỉ ra được phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn bản và các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó | Nội dung của đoạn văn bản. | Viết đoạn văn ngắn trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề được đặt ra trong đoạn văn bản | |
Dạng đề nghị luận văn học về một ý kiến bàn về văn học. | Nắm được chi tiết tiêu biểu và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm. | – Hiểu được nhận định đã cho. – Biết cách phân tích chi tiết tiêu biểu gắn liền với nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. – Vận dụng kết hợp KT- KN – NL đọc – hiểu văn bản truyện và các thao tác lập luận để viết bài NLVH về một ý kiến bàn về văn học | – Hoàn thành bài viết: chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo. – Đánh giá thành công của tác giả trong việc xây dựng chi tiết. – Liên hệ với các tác giả khác. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
Đọc – hiểu | Chỉ ra được phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn bản và các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó | Nội dung của đoạn văn bản. | Viết đoạn văn ngắn trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề được đặt ra trong đoạn văn bản | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 1,0 10% | 1 1,0 10% | 1 10 10% | 3 3,0 30% | |
Làm văn | Dạng đề nghị luận văn học về một ý kiến bàn về văn học | – Nắm được chi tiết tiêu biểu và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm – Hiểu được nội dung nhận định đã cho. | – Biết cách phân tích chi tiết tiêu biểu gắn liền với nhân vật trong tác phẩm văn xuôi để làm sáng tỏ nhận định – Vận dụng kết hợp KT- KN – NL đọc – hiểu văn bản truyện và các TTNL để viết bài NLVH về một ý kiến bàn về văn học. | – Hoàn thành bài viết: chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo. – Đánh giá thành công của tác giả trong việc xây dựng chi tiết. | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1,0 10% | 1,0 10% | 4,0 40% | 1,0 10% | 1 7,0 70% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ | 2.0 10% | 2,0 30% | 4,0 40% | 1,0 10% | 2 10,0 100% |
ĐỀ THI KS CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HỌC 2015 – 2016 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó.
Người xưa đã có câu “Người thanh tiếng nói cũng thanh”. Sự trong sáng trong lời nói chính là thể hiện vẻ thanh lịch, nét văn hóa của con người.
(Dẫn theo sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, tr.32-33,
NXB GD Việt Nam, 2011)
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó ? (1,0 điểm)
- Nội dung của văn bản ? Câu văn nào tập trung thể hiện nội dung đó ? (1,0 điểm)
- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận định “Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng của nó”. (1,0 điểm)
Câu 2 (7,0 điểm)
Kết thúc phần một truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là chi tiết Mị cắt dây trói giải cứu cho A Phủ và cùng nhau chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
Nhận xét về chi tiết này, có ý kiến cho rằng: đây là hành động đầy bất ngờ nhưng tất yếu.
Bằng hiểu biết về nhân vật Mị trong tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu | Ý | Yêu cầu | Điểm |
1 | * Về kĩ năng: – Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. – Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp | ||
* Về kiến thức: | |||
1 | – Phong cách ngôn ngữ khoa học. – Nêu được 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học. | 1,0 | |
2 | – Nội dung: Một phương diện quan trọng biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt là ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói – Câu đầu tiên của đoạn văn bản | 1,0 | |
3 | HS trình bày được quan điểm riêng của mình trên tinh thần phê phán hiện tượng nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt | 1,0 | |
2 | *Về kĩ năng – Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. – Bố cục chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. | ||
*Về kiến thức HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau đây: | |||
1 | Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận | 0,5 | |
2 | Giải thích: – Chi tiết? bất ngờ? tất yếu? – Ý kiến khẳng định hành động của Mị xảy ra không ai ngờ, xảy ra ngoài dự tính nhưng cần thiết, không thể khác được. | 0,5 | |
3 | Khẳng định đây là ý kiến đúng đắn a, Hành động của Mị bất ngờ – Đó là chuỗi hành động trái với sự dửng dưng, vô cảm của Mị bấy lâu nay (mất hết ý niệm về thời gian, không gian; nhẫn nhục, cam chịu đến mức tê liệt tinh thần phản kháng; vô cảm với chính mình và với số phận A Phủ…). – Chuỗi hành động đó thể hiện: + Sự thức tỉnh tâm hồn Mị (Mị trở về với trái tim nhân hậu, quan tâm tới số phận con người: thấy hai hàng nước mắt A Phủ, Mị thương thân, thương người cùng cảnh ngộ, đồng cảm với A Phủ); + Sự phản kháng mạnh mẽ,, dũng cảm của Mị (lòng căm phẫn đối với cha con nhà thống lí, nhận ra sự bất công của số phận “người kia việc gì mà phải chết”…); + Khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống mãnh liệt của Mị +… -> Tất cả hoàn toàn trái ngược với hình ảnh Mị bấy lâu nay – Diễn biến dẫn đến chuỗi hành động này diễn ra rất nhanh (chỉ trong khoảnh khắc giữa đêm dài mùa đông trên núi cao) b, Hành động của Mị là tất yếu: – Phù hợp với quy luật hiện thực: có áp bức, có phản kháng, đấu tranh – Phù hợp với logic tâm lí, tính cách nhân vật: + Mị vốn là cô gái nhân hậu, giàu tình thương, sống vị tha (thương cha mà chấp nhận làm thân trâu ngựa, thương người chị dâu chưa già nhưng cái lưng đã còng rạp xuống…) mà cắt dây trói cho A Phủ; + Mị vốn là cô gái có tinh thần phản kháng quyết liệt, mạnh mẽ (“Bố đừng bán con cho nhà giàu”, định ăn lá ngón tự tử, đêm tình mùa xuân muốn đi chơi tết…). Hành động cắt dây trói giải cứu A Phủ là đỉnh điểm của tinh thần phản kháng ấy. + Hành động chạy theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài thể hiện sâu sắc khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc phù hợp với tính cách của Mị (…) | 5,0 | |
4 | Đánh giá a, Nghệ thuật thể hiện: – Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, tinh tế, sâu sắc – Dựng tình huống đặc sắc (giọt nước mắt A phủ thức tỉnh Mị) – Nghệ thật lựa chọn và xây dựng chi tiết – Ngôn ngữ… b, Khái quát, nâng cao: – Nhận định đã đánh giá đúng tính chất, đặc điểm của chi tiết đối với số phận, tâm lí, tính cách nhân vật Mị. – Chi tiết góp phần thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài: + Thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với số phận của nhân vật + Trân trọng, ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật + Phát hiện và khẳng định khả năng tự giải phóng của người dân lao động nghèo. – … | 1,0 | |
Lưu ý: | Thí sinh có thể |
ĐỀ THI KS CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn Ngữ Văn 12
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó.
Người xưa đã có câu “Người thanh tiếng nói cũng thanh”. Sự trong sáng trong lời nói chính là thể hiện vẻ thanh lịch, nét văn hóa của con người.
(Dẫn theo sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, tr.32-33,
NXB GD Việt Nam, 2011)
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? Nêu 2 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó ? (1,0 điểm)
- Nội dung của văn bản ? Câu văn nào tập trung thể hiện nội dung đó ? (1,0 điểm)
- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận định “Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng của nó”. (1,0 điểm)
Câu 2 (7,0 điểm)
Kết thúc phần một truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là chi tiết Mị cắt dây trói giải cứu cho A Phủ và cùng nhau chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
Nhận xét về chi tiết này, có ý kiến cho rằng: đây là hành động đầy bất ngờ nhưng tất yếu.
Bằng hiểu biết về nhân vật Mị trong tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ.
———-Hết———- ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu | Ý | Yêu cầu | Điểm |
1 | * Về kĩ năng: – Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. – Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp | ||
* Về kiến thức: | |||
1 | – Phong cách ngôn ngữ khoa học. – Nêu được 2/3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học. | 1,0 | |
2 | – Nội dung: Một phương diện quan trọng biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt là ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói – Câu đầu tiên của đoạn văn bản | 1,0 | |
3 | HS trình bày được quan điểm riêng của mình trên tinh thần phê phán hiện tượng nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt | 1,0 | |
2 | *Về kĩ năng : – Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. – Bố cục chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. | ||
*Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau đây: | |||
1 | Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận | 0,5 | |
2 | Giải thích: – Chi tiết? bất ngờ? tất yếu? – Ý kiến khẳng định hành động của Mị xảy ra không ai ngờ, xảy ra ngoài dự tính nhưng cần thiết, không thể khác được. | 1,0 | |
3 | Khẳng định đây là ý kiến đúng a, Hành động của Mị bất ngờ: – Đó là chuỗi hành động trái với sự dửng dưng, vô cảm của Mị bấy lâu nay (mất hết ý niệm về thời gian, không gian; nhẫn nhục, cam chịu đến mức tê liệt tinh thần phản kháng; vô cảm với chính mình và với số phận A Phủ…). – Chuỗi hành động đó thể hiện: + Sự thức tỉnh tâm hồn Mị (Mị trở về với trái tim nhân hậu, quan tâm tới số phận con người: thấy hai hàng nước mắt A Phủ, Mị thương thân, thương người cùng cảnh ngộ, đồng cảm với A Phủ); + Sự phản kháng mạnh mẽ,, dũng cảm của Mị (lòng căm phẫn đối với cha con nhà thống lí, nhận ra sự bất công của số phận: “người kia việc gì mà phải chết?”…); + Khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc mãnh liệt của Mị ( Mị vụt chạy ra, băng đi, “Ở đây thì chết mất”…) +… -> Tất cả hoàn toàn trái ngược với hình ảnh Mị bấy lâu nay – Diễn biến dẫn đến chuỗi hành động này diễn ra rất nhanh và bất ngờ với người đọc cũng như với chính nhân vật (chỉ trong khoảnh khắc giữa đêm dài mùa đông trên núi cao) b, Hành động của Mị là tất yếu: – Phù hợp với quy luật hiện thực: có áp bức, có phản kháng, đấu tranh – Phù hợp với logic tâm lí, tính cách nhân vật: + Mị vốn là cô gái nhân hậu, giàu tình thương, sống vị tha (thương cha mà chấp nhận làm thân trâu ngựa, thương người chị dâu chưa già nhưng cái lưng đã còng rạp xuống…) mà cắt dây trói cho A Phủ; + Mị vốn là cô gái có tinh thần phản kháng quyết liệt, mạnh mẽ (“Bố đừng bán con cho nhà giàu”, định ăn lá ngón tự tử, đêm tình mùa xuân muốn đi chơi tết…). Hành động cắt dây trói giải cứu A Phủ là đỉnh điểm của tinh thần phản kháng ấy. + Hành động chạy theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài thể hiện sâu sắc khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc phù hợp với tính cách của Mị (…) | 4,0 | |
4 | Đánh giá a, Nghệ thuật thể hiện: – Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, tinh tế, sâu sắc – Dựng tình huống đặc sắc (giọt nước mắt A phủ thức tỉnh Mị) – Nghệ thật lựa chọn và xây dựng chi tiết – Ngôn ngữ, giọng văn. +… b, Khái quát, nâng cao: – Nhận định đã đánh giá đúng tính chất/ đặc điểm của chi tiết gắn liền với việc thể hiện số phận, tâm lí, tính cách nhân vật Mị. – Chi tiết góp phần thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài (Đồng cảm; trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật; phát hiện và khẳng định khả năng tự giải phóng của người dân lao động nghèo;…) – … | 1,0 |
Xem thêm :
- Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 10
- Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 11
- Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 12