“Giá trị của tác phẩm nghệ thuật trước hết là giá trị tư tưởng của nó . Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm , chứ không phải ở tư tưởng thẳng đơ trên trang giấy . Có thể nói , tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật .”
(Nguyễn Khải , Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới , Hà Nội, 1985)
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy liên hệ với sáng tác của Xuân Diệu hoặc Tố Hữu để làm sáng tỏ ý kiến trên
Hướng dẫn
1.Giải thích ý kiến của Nguyễn Khải
-Là nhà văn đã từng trải với nghề , Nguyễn Khải ý thức sâu sắc những yêu cầu khắt khe của văn chương . Ông hiểu giá trị của một tác phẩm trước hết là giá trị tư tưởng của nó .Nhưng là người đã trải nghiệm của đời cầm bút , ông cũng thấm thía nghệ thuật không phải chỉ là tư tưởng đơn thuần mà phải là “tư tưởng được rung lên ở các cung bậc tình cảm , chứ không phải ở tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”, nghĩa là tư tưởng ấy phải được tắm đẫm trong tình cảm của người viết , tư tưởng ấy phải được chuyển tải bằng tình cảm , cảm xúc của người nghệ sĩ . Nói cách khác , ý kiến của Nguyễn Khải đã khẳng định mối quan hệ gắn bó , không thể tách rời giữa tư tưởng và tình cảm của nhà văn .
a) Giá trị của tác phẩm nghệ thuật trước hết là giá trị tư tưởng của nó”, câu nói hiển nhiên như một chân lí không thể phủ nhận .
-Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị , trước hết phải đề xuất được một tư tưởng mới mẻ . Một nhà văn tài năng phải có những phát hiện riêng của mình về nhân sinh thông qua một nỗi lòng, một tình huống, một cảnh ngộ …của một nhân vật. Bởi xét đến cùng , thiên chức cao cả của văn chương nghệ thuật là phản ánh con người và hướng tới phục vụ đời sống con người . Vì thế , khi viết tác phẩm nhà văn không thể không bộc lộ tư tưởng của riêng mình , chủ kiến của riêng mình trước những vấn đề xã hội .
-Mặt khác, bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo . Nghể văn là nghệ sáng tạo . Cho nên nhiệm vụ khó khăn mà cũng là vinh quang của nhà văn là phải khám phá, phát minh ra một hệ thống tư tưởng của riêng mình . Bởi nói như Nam Cao “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…sáng tạo những cái gì chưa có” .Tư tưởng sẽ là yếu tố cốt lõi hình thành nên phong cách nghệ thuật , dấu ấn riêng của nhà văn .
b) Tuy nhiên , theo Nguyễn Khải tư tưởng của một nhà văn “ là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm , chứ không phải ở tư tưởng thẳng đơ trên trang giấy”
–Các Mác nói : quy luật của văn học là quy luật chung của cái đẹp , là quy luật của tình cảm . Có nghĩa là Mác nhấn mạnh tình cảm chứ không phải bất cứ yếu tố nào mới là ngọn nguồn sâu xa của cái đẹp .Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực phải hướng con người tới cái đẹp bằng tình cảm của nhà văn
-Không phải ngẫu nhiên nhiên nhiều nhà thơ đã nói về sự thăng hoa của của xúc . Ngay từ xưa , Ngô Thì Nhậm đã kêu gọi các thi nhân “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” . Xuân Diệu khi bàn về thơ cũng có ý kiến “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”.Tư tưởng của nhà văn dù có mới mẻ, độc đáo đến đâu đi nữa mà không được thể hiện bằng một trái tim thì tư tưởng đó chỉ thẳng đơ trên trang giấy mà thôi.
c) Tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật .”
-Tác phẩm văn học là tiếng nói của tâm hồn , tình cảm cá nhân của người nghệ sĩ trước cuộc đời .Nhà văn sáng tạo tác phẩm văn học khi cảm thấy bức xúc trước cuộc sống của con người , cảm thấy có sự thôi thúc mãnh liệt của con tim . Vì vậy , không phải vô cớ mà Lê Quí Đôn cho rằng “Thơ khởi phát trong lòng người”
-Tình cảm còn là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm tác phẩm nghệ thuật của nhà văn . Ở đây là muốn nói đến người đọc . Người đọc đến với tác phẩm đâu phải bằng con đường lí trí mà bằng chiếc cầu nối từ trái tim đến với trái tim.Những tư tưởng tâm đắc nhất , tha thiết nhất nhà văn gửi gắm trong tác phẩm sẽ thâm nhập vào tâm hồn người đọc trong hình hài của cảm xúc . Nhà văn Bùi Hiển đã khẳng định ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương như sau : “Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông chia sẻ giữa người đọc và người viết là trên hết”
-Một tác phẩm có giá trị hay không xét cho cùng là do tình cảm của nhà văn có chân thực hay không , có khả năng tác động sâu xa đến tâm hồn người đọc hay không
2.Chứng minh (phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu )
-Trong các sáng tác của Xuân Diệu trước CMT8 đều nhằm khẳng định một niềm khao khát được giao cảm với đời .Đó có thể xem là tư tưởng của XD lúc ấy . Đó là một tư tưởng nhân văn độc đáo và khoẻ khoắn của XD . Bởi vì lúc ấy biết bao nhiêu là thơ khác đang chán chường tuyệt vọng , trốn chạy vào quá khứ vàng son hay trốn vào tình yêu , vào mộng ảo thì XD vẫn nhìn đời bằng “cặp mắt xanh non” , vẫn mong muốn “Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”
-Tư tưởng nhân văn khoẻ khoắn ấy được bộc lộ mạnh mẽ , tràn đầy cảm xúc trong bài thơ Vội vàng :
+Giới thiệu chung về bài thơ Vội vàng .
+Phân tích những khám phácủa XD về một thiên đường trên mặt đất (chú ý những hình ảnh, điệp ngữ …)
Có thể lấy dẫn chứng trong thơ Tố Hữu để làm sáng tỏ nhận định