KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
Môn: Ngữ văn
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề
Câu 1 :
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”
(Xuân Diệu- “Giục giã”)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống trên trong thời đại ngày nay.

Cau 2 :
Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói:
“Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật.”
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM 2013-2014
Môn: Văn
Khóa ngày 28-3-2014

Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

Câu1 Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
AGiải thích ý kiến
– Dùng lối so sánh với hình ảnh sống động, Xuân Diệu đã thể hiện một lựa chọn sống rất quyết liệt:
+ Một phút huy hoàng: sống hết mình, có ý nghĩa, khẳng định giá trị của bản thân, để lại dấu ấn giữa cuộc đời, dù sau đó có tàn lụi (rồi chợt tối).
+ Buồn le lói suốt trăm năm: sống mờ nhạt, yếu ớt, vô nghĩa.
– Câu thơ Xuân Diệu đã phủ nhận lối “sống mòn”, sống kiếp “đời thừa” mờ nhạt để khẳng định quan niệm sống tích cực: sống tận hiến, tận hưởng, có ý nghĩa. Quan niệm ấy vẫn thời sự và đầy ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay.


0,25


0,25

0,25
B Luận bàn về ý kiến
– Trong thời điểm Xuân Diệu sáng tác bài thơ:
+ Quan điểm sống đó là lời tuyên chiến với quan niệm sống cũ, gò mình vào lễ giáo. Nó giục giã con người hành động, khẳng định cái tôi cá nhân trong một xã hội tù túng, ngột ngạt.
– Trong cuộc sống hiện nay:
+ Quan niệm đó vẫn tích cực và ý nghĩa. Nó cổ vũ con người sống hết mình, sống “huy hoàng”, tỏa sáng bằng những cống hiến, tránh lối sống mờ nhạt, vô nghĩa. Bởi suy đến cùng, giá trị của đời người không phải là ở thời gian sống, mà ở chất lượng sống, ở những điều tốt đẹp con người đã đem lại cho mình và cho đời.
+ Tuy nhiên, có không ít người còn ngộ nhận về cuộc sống “huy hoàng”, sống lệch lạc, sống vội, bất chấp để khẳng định bản thân một cách tiêu cực, dẫn tới cả cuộc đời còn lại phải gánh chịu hậu quả của “một phút huy hoàng”.
0,5




1,0





1,0
CBài học nhận thức và hành động
– Cần nhận thức được sự hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ, hiện tại và tương lai, vì mình và vì mọi người; từ đó biết vun đắp những giá trị đích thực, có ý nghĩa dài lâu với bản thân và cả cộng đồng. 0,75
Câu2Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật
AGiải thích và khẳng định vấn đề
– Thơ là gì? Học sinh có thể trích dẫn những ý kiến khác nhau bàn về thơ.
– Ý kiến của Viên Mai nhằm nhấn mạnh nguồn gốc của thơ: “thơ là do cái tình sinh ra và đó là tình cảm chân thật”. (Nhiều người lí giải nguồn gốc của thơ một cách kì bí, siêu hình rằng: thơ khởi nguồn từ thần hứng, từ cơn điên loạn của thần thánh, là cơn mê sảng của linh hồn…). Nguồn gốc tình cảm đã tạo nên đặc trưng nội dung của thơ, sự khác biệt cơ bản giữa thơ và những thể loại khác.
– “Thơ là do cái tình sinh ra”. Khi tình cảm mãnh liệt thôi thúc, nhà thơ thổ lộ, chia sẻ với người đọc bằng nghệ thuật, bằng hình thức có tính thẩm mĩ, thơ ra đời. Tình là gốc của thơ, vì thế tình cảm là nội dung trực tiếp và quan trọng nhất của thơ.
– “đó phải là tình cảm chân thật”, là chân cảm tự nhiên, không hề giả dối, vay mượn. Những tình cảm thành thực nảy sinh trong tâm hồn nhà thơ trước những va chạm với cuộc sống. Tình cảm chân thật cũng là yêu cầu thiết yếu về phẩm chất nội dung của thơ.
– Việc thẩm bình thơ để khẳng định vấn đề cần chọn những dẫn chứng đặc sắc và chỉ ra được tình cảm chân thật chứa đựng trong tác phẩm.
0,5

0,5






1,0




1,0




1,0
BMở rộng và nâng cao vấn đề
– Tình cảm chân thật trong thơ không chỉ là tiếng lòng riêng của nhà thơ trước những cảnh huống cụ thể mà còn vươn lên tầm phổ quát. Vì thế thơ luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nhà thơ phải sống sâu sắc với đời mới cảm nhận được “những buồn vui muôn thuở của loài người”, tiếng lòng chung của một lớp người.
–Tình cảm chân thật phải hòa quyện trong nghệ thuật độc đáo với những sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ, mới tạo nên sức truyền cảm mãnh liệt. Câu thơ tràn đầy tình cảm cao thượng, chân thật mà ngôn từ thô vụng, nhạc điệu méo mó cũng không thể làm rung động lòng người.
1,0





1,0

Xem thêm :
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Văn

Bài viết gợi ý: