Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn khối 12
Thời gian làm bài 90 phút
Phần 1 : Đọc hiểu
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
1. Đoạn văn bản trên trích trong tác phẩm nào ?
2. Tác giả là ai?
3. Đoạn văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?
4. Đoạn văn bản trên được lập luận theo cách nào ?
a. Diễn dịch. b, Quy nạp. c, Tổng phân hợp
5.Cách lập luận ấy khẳng định vấn đề gì?
6. Câu chủ đề ( câu chốt) của đoạn văn bản trên là câu nào ?
Phần tạo lập văn bản :
1. Nghị luận xã hội: 3 điểm
Hãy phát biểu ý kiến của mình về tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta.
2. Nghị luận văn học :4 điểm
Cảm nhận về đoạn thơ sau :

“Ta về mình có nhớ ta ,

Ta về , ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh , dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung””

( Việt Bắc- Tố Hữu)

Hướng dẫn cách làm:

Phần đọc hiểu :
1. Tuyên ngôn độc lập
2. Hồ Chí Minh. Nếu các em trả lời là: Bác Hồ thì vẫn cho điểm. Nếu trả lời là Nguyễn Ái Quốc hoặc các tên khác của Bác thì không có điểm )
3. Chính luận
4. Quy nạp
5. Khẳng định quyển được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả mọi người( quyền sống của con người) 0.5 điểm. Quyền bình đẳng được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc trên thế giới ( Quyền sống của mọi dân tộc) 0.5 điểm
6. Câu cuối
Phần nghị luận xã hội :
Về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài, kết cấu, bố cục, diễn đạt mạch lạc, dẫn chứng sát thực có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu…
Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:
+Giải thích thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhiễm bẩn, không nhiễm chất độc hại,…
+Thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: thực phẩm bẩn vẫ ngày càng hiện diện trên thị trường, thậm chí còn qua mặt các cơ quan chức năng
+Tác hại: số người và số tần xuất ngộ độc thực phẩm ngày càng có xu hướng gia tăng khiến người tiêu dùng tiền mất tật mang, thậm chí thiệt mạng…
+Nguyên nhân: Về phía người sản xuất: chạy theo lợi nhuận, từ phía cơ quan chức năng : nhân lực thiếu, quản lí chưa nghiêm, người tiêu dùng tham rẻ, bị lừa…
+Giải pháp: tạo ra một hành lang pháp chế đủ mạnh, có hiệu lực thực tế, xử lí nghiêm minh những người vi phạm,
Cần nâng cao ý thức của mỗi người dân ( Ý này không có trong Hướng dẫn chấm của Sở GD Ninh Bình)
+Bài học : mỗi chúng ta hãy là những người tiêu dùng thông minh, nhận thức đúng đắn tác hại của thực phẩm bẩn , biết cách tự bảo vệ mình… ( Ý này không có trong Hướng dẫn chấm của Sở GD Ninh Bình)
Thang điểm:
– Điểm 3: Bài viết nắm chắc vấn đề,Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên,có ý kiến sắc sảo, có kiến thức xã hội phong phú
– Điểm 2: Bài viết hiểu vấn đề biết làm bàn nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi.
– Điểm 1,5 Hiểu vấn dề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, còn mắc vài lỗi.
– Điểm 1: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
– Điểm 0: Lạc đề
Phần nghị luận văn học : ( đoạn trích này khá quen thuộc, các em có thể tham khảo các bài viết trên website loga.vn nhé )
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Việt Bắc

Bài viết gợi ý: