KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II – KHỐI 12
Năm học: 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I . MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Kiến thức
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn lớp 11, 12 theo hai nội dung : đọc hiểu, làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh
- Kĩ năng
Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận. Kĩ năng nắm bắt vấn đề rộng và sâu.
- Thái độ
– Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, nâng cao năng lực tư duy tổng hợp
– Giáo dục kĩ năng sống
+ Suy nghĩ vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một đoạn văn, một bài văn
+ Tự nhận thức, xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người hướng tới
HÌNH THỨC KIỂM TRA
– Tự luận
– Thời gian: 120 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Chủ đề: Đọc – hiểu văn bản ngoài chương trình và Thơ Việt Nam 1945- 1975
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
I. Đọc hiểu (văn bản ngoài chương trình) | – Phong cách ngôn ngữ của văn bản; phương thức biểu đạt; thao tác lập luận. – Nêu thông tin về văn bản: tác giả, tác phẩm, thể loại, cảm xúc chủ đạo …? – Phát hiện các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ngữ liệu ? | – Nêu ý chính của văn bản. – Lí giải: Ý nghĩa của việc dùng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật trong văn bản. – Lí giải giá trị tác dụng của biện pháp nghệ thuật. | – Thông điệp rút ra từ văn bản hoặc bày tỏ cảm xúc/ ý kiến của bản thân. | ||
Số câu: 4 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | 1 0,5 5% | 2 1,5 10% | 1 1,0 10% | 4 3,0 30% | |
II. Làm văn: Câu 1: NLXH | – Xác định đúng yêu cầu đề bài | – Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. – Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm, luận chứng | – Vận dụng hiểu biết về xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn nghị luận xã hội – Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân | ||
Số câu: Số điểm Tỉ lệ | 0,25 2,5% | 0,25 2,5% | 1,5 15% | 1 2 20% | |
Câu 2: Nghị luận văn học | – Tác giả, tác phẩm – Vấn đề cần nghị luận | – Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm, luận chứng -Sử dụng các thao tác lập luận phù hợp | – Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, lí luận văn học để giải quyết vấn đề nghị luận – Bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề bàn luận | ||
Số câu: 1 Số điểm:10 Tỉ lệ 100 % | 0,5 5% | 1,5 15% | 3 30% | 1 5 50% | |
Cộng | 1,75 17,5% | 2,75 27,5% | 5,5 55% | 10 100% |
BIÊN SOẠN ĐỀ:
SỞ GD & ĐT …. TRƯỜNG THPT…. | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II- KHỐI 12 Năm học: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
(Đề thi gồm 02 trang)
MÃ ĐỀ: 01 |
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.
Phận là cái phần mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi, … Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.
Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân,sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.
Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng. Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.
Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.
Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.
Xây dựng lên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam xác định hướng đi; không thì như chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va”.
(Theo Nguyễn Khắc Viện; Dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao – tập II,
NXB Giáo dục – 2007)
Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả đoạn trích, vì sao đại đa số thanh niên thời trước không suy nghĩ trăn trở nhiều về số phận bản thân?
Câu 3 (1,0 điểm). Theo Nguyễn Khắc Viện, vì sao thanh niên thời nay cần phải suy nghĩ trăn trở về số phận?
Câu 4 (1,0 điểm). Bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân anh (chị) qua đoạn văn bản?
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh(chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Nguyễn Khắc Viện trong phần Đọc hiểu “ Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận.”
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây cởi trói cho A Phủ ( Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó anh chị hãy liên hệ tới nhân vật Thị Nở khi cho Chí Phèo ăn bát cháo hành (Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006) để suy nghĩ về giá trị nhân đạo của hai tác phẩm.
—– Hết —-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………………………………………; Số báo danh: ……………………………….
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II- KHỐI 12 Năm học: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
(Đề thi gồm 01 trang)
MÃ ĐỀ: 02 |
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn cơ hội để nó toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn mầu nhiệm, con tốt đỏ trong tay có thể còn phong Hậu; bạn có thời gian để hậu thuẫn và chân trời còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước lần trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lem luốc giống với bạn.
Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với thói quen xấu. Tình yêu là một thứ dây leo khó chiều. Nó cần phải bị thử thách và tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu
( Theo Kênh14.vn)
Câu 1 (0,5 điểm) . Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao tác giả cho rằng “ Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản?”
Câu 3 (1,0 điểm). Anh(chị) hiểu như thế nào về ý kiến “Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước lần trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, ”?
Câu 4 (1,0 điểm). Anh (chị) có đồng tình với ý kiến “Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức.”
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung được gợi ra từ phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (200 chữ ) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của tuổi trẻ?
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về sự thay đổi của nhân vật Tràng sau khi có vợ ( Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó liên hệ với diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo ( Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006) sau khi được Thị Nở cho ăn cháo hành đến trước khi bị Thị Nở từ chối để nhận xét về tình cảm và cách nhìn của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.
—– Hết —-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………………………………………; Số báo danh: ……………………………….
SỞ GD & ĐT … TRƯỜNG THPT … | HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II- KHỐI 12 Năm học: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 07 trang)
Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi, phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong nhóm chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, điểm bài thi không làm tròn (lẻ 0,25 và 0,75 giữ nguyên)
Hướng dẫn chấm cụ thể
MÃ ĐỀ 01
Phần | Câu/Ý | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 3.0 | |
1 | Thao tác lập luận chủ yếu là so sánh | 0.5 | |
2 | Vì thanh niên thời trước ai đã có phận nấy, sinh ra ở phận nào, theo phận ấy; bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu cứ thế mà ngồi vào Nghĩa là họ tuân theo sự sắp đặt của gia đình và hoàn toàn không có sự quyết định của bản thân | 0.5 | |
3 | Thanh niên thời nay cần suy nghĩ trăn trở về số phận vì: Tuy cái phận vẫn còn nhưng trước mắt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường, cơ hội được chia đều cho mọi người. Ngày nay thanh niên có quyền lựa chọn và cố gắng ngoài ra còn có sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi cá nhân | 0.5 0.5 | |
4 | Nêu ra 1 bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân Lí giải hợp lí, thuyết phục | 0,5 0,5 | |
II | Làm văn | ||
1 | Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Nguyễn Khắc Viện trong phần Đọc hiểu “ Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận.”. | 2.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận “Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận | 0.25 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học. Cụ thể: * Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: “Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận * Các câu phát triển đoạn: – Giải thích: + Ba câu hỏi ám ảnh là ba câu hỏi trăn trở về tình yêu, nghề nghiệp, lối sống luôn lởn vởn, thường trực trong trí óc, khiến phải suy nghĩ, không yên tâm + Không thể quy cho số phận: không thể đổ lỗi cho số phận, định mệnh. => Tình yêu có được hạnh phúc hay đau khổ; nghề nghiệp có được như ý, thành công hay thất bại; lối sống có thuận lợi may mắn hay bất hạnh, rủi ro… không phải do sự định trước của số phận theo một thuyết duy tâm nào đó mà do chính bản thân con người quyết định. – Phân tích, chứng minh Quan điểm trên là đúng đắn, khách quan vì: + Cả 3 vấn đề: tình yêu, nghề nghiệp, lối sống đối với mỗi thanh niên trong xã hội ngày nay đều do bản thân mỗi người tự lựa chọn và có quyền được lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, năng lực, sở trường… của mình + Chính các yếu tố: năng lực, phẩm chất, tính cách, tâm hồn, ý chí, nghị lực…của mỗi người sẽ quyết định không nhỏ tới cuộc sống của chính họ (cho vd minh họa) – Bàn luận: + Một số người đổ lỗi cho số phận, không tự mình trả lời cho ba câu hỏi trên +Tuy nhiên cũng không loại bỏ yếu tố may rủi của khách quan đem lại trong cuộc sống của mỗi người. * Câu kết đoạn: Liên hệ + Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh + Sống chân thành, có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực; luôn lạc quan và hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống | 1.00 | ||
d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
2 | Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây cởi trói cho A Phủ ( Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó anh chị hãy liên hệ tới nhân vật Thị Nở khi cho Chí Phèo ăn bát cháo hành (Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006) để cảm nhận về giá trị nhân đạo của hai tác phẩm. | 5,0 | |
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây cởi trói cho A Phủ ( Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài). Từ đó liên hệ tới nhân vật Thị Nở khi cho Chí Phèo ăn bát cháo hành (Chí Phèo– Nam Cao) để cảm nhận về giá trị nhân đạo của hai tác phẩm. | 0,25 | ||
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: a/ Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận b/ Thân bài: * Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây cởi trói cho A Phủ + Ban đầu, trước cảnh tượng A Phủ bị trói, Mị hoàn toàn dửng dưng. + Nhưng sau đó, khi chứng kiến dòng nước mắt chảy xuống gò má đã xạm đen lại của A Phủ, Mị đã đồng cảm, thương mình và thương người. + Thương mình, thương người, Mị càng nhận rõ tội ác của cha con thống lí. + Dù trong lòng vẫn có những sợ hãi nhưng Mị đã cứu A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài. => Đây là hệ quả tất yếu sau những gì đã diễn ra ở Mị. Từ đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đến đêm cứu A Phủ là một hành trình tìm lại chính mình và tự giải thoát khỏi những “gông xiềng” của cả cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu. Đó cũng là sự khẳng định ý nghĩa của cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người dân lao động Tây Bắc * Liên hệ nhân vật Thị Nở khi cho Chí Phèo ăn bát cháo hành – Là người đàn bà xấu ma chế quỷ hờn ở làng Vũ Đại nhưng lại là người có tình thương khi cho Chí Phèo- con quỷ dữ của làng- ăn cháo hành khi hắn bị ốm – Nhờ sự chăm sóc, yêu thương, tình người tỏa ra từ bát cháo hành của Thị Nở mà Chí Phèo tỉnh ngộ, khát khao lương thiện và hạnh phúc * Suy nghĩ về giá trị nhân đạo của 2 tác phẩm – Ở cả hai tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ: Đó là niềm xót xa, thương cảm trước số phận bất hạnh của người nông dân nghèo; phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp ở họ; trân trọng, nâng niu khát vọng tốt đẹp của họ – Tuy nhiên vì ra đời trước Cách mạng tháng Tám nên trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, tác giả chưa mở ra được con đường tươi sáng đối với các nhân vật. Khát vọng tốt đẹp ở người nông dân nghèo không thể thực hiện. Còn ở truyện Vợ chồng A Phủ ra đời sau cách mạng Tháng Tám, nhà văn Tô Hoài đã gieo vào lòng người niềm tin vào tương lai tươi sáng của các nhận vật. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng, thoát khỏi số phận nô lệ, đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc c/ Kết bài: – Tóm lại vấn đề đã nghị luận – Liên hệ và nêu cảm nghĩ về lòng tốt/ tình yêu thương con người. | 4,00 0,25 2,25 0,75 0,5 0,25 | ||
4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 |
MÃ ĐỀ 02
Phần | Câu/Ý | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 3.0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận | 0,5 | |
2 | Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản vì khi bị dúi xuống bùn cơ hội để nó toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Khi gặp khó khăn tuổi trẻ có thời gian để hậu thuẫn và chân trời còn vẫn còn nhiều thôi thúc | 0.5 | |
3 | Những xây xước lần trước ở đây là những vấp ngã, khó khăn trong cuộc sống Làm cho bạn ngần ngại được hiểu là do dự, buông xuôi, phó mặc Ý kiến trên muốn nói đến khi con người ta đã lớn tuổi thường thích sự ổn định, thiểu sự nhiệt tình, thời gian ít dần. Bởi vậy khi gặp sóng gió trong cuộc sống, họ thường ngại thay đổi, dễ dàng buông xuôi, chấp thuận. | 1,0 | |
4 | Nêu ý kiến của bản thân Giải thích hợp tình, hợp lí | 0,25 0,75 | |
II | Làm văn | ||
1 | Từ nội dung được gợi ra từ phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (200 chữ ) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của tuổi trẻ | 2.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể đưa ra những suy nghĩ, quan điểm riêng của cá nhân nhưng phải đưa ra lí lẽ thuyết phục, hợp lí, không đi trái với đạo đức, pháp luật. | 0,25 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học. Cụ thể: – Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: “giá trị của tuổi trẻ” – Các câu phát triển đoạn: + Giải thích: Tuổi trẻ là quãng thời gian tuổi còn trẻ của mỗi người. Đây là khoảng thời gian con người đang sung sức nhất, phát triển mạnh mẽ cả thể chất lần tinh thần. + Phân tích vấn đề: – Tuổi trẻ là quãng thời gian sung sức nhất, năng động nhất bởi trong quãng thời gian này người trẻ tuổi thường sống trong bầu nhiệt huyết cháy bỏng – Là quãng thời gian thực hiện ước mơ, khát vọng, xây dựng tương lai tốt đẹp cho bản thân bằng năng lực, sự kiên trì, sáng tạo, vượt khó khăn thử thách – Là quãng thời gian mở ra nhiều cơ hội cho tương lai – Góp phần xây dựng đất nước + Bàn luận vấn đề – Một số người không biết quý trọng tuổi trẻ, sống buông thả, vô trách nhiệm, uổng phí tuổi trẻ * Câu kết đoạn: Bài học, liên hệ – Xác định mục tiêu, mục đích học tập – Không ngừng nỗ lực, phấn đấu – Tự tin khẳng định bản thân | 1,00 | ||
d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
2 | Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ sau: | 5,0 | |
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận của anh chị về sự thay đổi của nhân vật Tràng sau khi có vợ ( Vợ nhặt – Kim Lân). Từ đó liên hệ với diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo ( Chí Phèo- Nam Cao) sau khi được Thị Nở cho ăn cháo hành đến trước khi bị Thị Nở từ chối để nhận xét về tình cảm và cách nhìn của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ | 0,5 | ||
3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Cụ thể: HS có thể trình bày theo định hướng sau: 3.1: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận 3.2. Cảm nhận về sự thay đổi của Tràng sau khi có vợ – Vui sướng, hạnh phúc: Biểu hiện của Tràng trên đường dẫn vợ về nhà ( Mặt hắn có gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình , hai mắt thì sáng lên lấp lánh, bật cười, lấy làm thích chí), biểu hiện trong buổi sáng ngày hôm sau ( Hạnh phúc “mới mẻ”, “lạ lẫm” làm người đàn ông cục mịch, thô kệch ấy xốn xang, trong người êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra) – Thấy thương yêu, có trách nhiệm với gia đình, thấy nên người ( dẫn chứng) – Tin tưởng, hi vọng vào sự đổi đời: Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trong óc Tràng ->Từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Tràng thật sự “phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc. 3.3. Liên hệ với diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo ( Chí Phèo- Nam Cao) sau khi được Thị Nở cho ăn cháo hành đến trước khi bị Thị Nở từ chối – Chí Phèo vốn là con quỷ dữ của làng vũ Đại bị tha hóa về nhân hình và nhân tính, chìm đắm trong cơn say triền miên nhưng khi được Thị Nở cho ăn bát cháo hành đã có sự thay đổi lớn lao trong tâm trạng – Ngạc nhiên, xúc động (mắt hình như ươn ướt); vừa vui vừa buồn; ăn năn, hối hận; cảm nhận cháo hành ăn rất ngon; lo lắng mơ hồ (sẽ có lúc người ta không không thể sống bằng cướp giật và dọa nạt); thèm làm người lương thiện; làm hòa với mọi người; hi vọng thị Nở sẽ là người mở đường, là cầu nối để mọi người lại nhận Chí Phèo và xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Chí Phèo còn khao khát hạnh phúc khi nói với thị Nở “ Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” – Đánh giá khái quát: Sau cuộc gặp gỡ với thị Nở, đặc biệt là được sự chăm sóc, ân tình của thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh, khao khát lương thiện và hạnh phúc. Nhân phẩm đã được hồi sinh trong Chí Phèo. 3.4.Nhận xét về tình cảm và cách nhìn của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ – Cả hai nhà văn đều có tình cảm và cái nhìn cảm thông, thương xót, trân trọng đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ – Vì ra đời trước cách mạng tháng Tám và do dụng ý tư tưởng, nghệ thuật nên trong Chí Phèo, Nam Cao đi sâu khắc họa bi kịch bị tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện ở Chí Phèo, dù Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở và nhân phẩm trở về nhưng cuối cùng Chí Phèo vẫn phải kết thúc cuộc đời của mình. Từ đó nhà văn tố cáo đanh thép chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến – Lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945 nhưng được viết lại sau khi hòa bình năm 1954, và cũng do tư tưởng ý đồ nghệ thuật nên trong Vợ nhặt, Kim Lân khắc họa rõ hơn niềm hạnh phúc và gieo vào lòng người sự đổi đời của người lao động nghèo. 3.5: Kết bài- Đánh giá chung về vấn đề | 4,00 0,25 2,25 0,75 | ||
4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 |
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11, CHÍ PHÈO ,
VỢ CHỒNG A PHỦ