1. Định nghĩa hàm số bậc nhất

Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là những số cho trước và a ≠ 0.

2. Tính chất của hàm số bậc nhất

Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x thuộc R và có tính chất sau:

a) Đồng biến trên R khi a > 0

b) Nghịch biến trên R khi a < 0.

Ví dụ  1: Cho hàm số bậc nhất \[y=\left( m-2 \right)x+3\]. Tìm giá trị của m để hàm số:

  1. Đồng biến.
  2. Nghịch biến.

Giải.

Ta có: \[a=\text{ }m\text{ }-2;\text{ }b=3\].

  1. Hàm số đồng biến khi \[a\text{ }>0\Leftrightarrow m-2>0\Leftrightarrow m>2\]

Vậy m>2.

  1. Hàm số nghich biến khi \[a\text{ }<0\Leftrightarrow m-2<0\Leftrightarrow m<2\]

Vậy m<2.

Ví dụ 2: Xác định m để hàm số sau là hàm bậc nhất:

  1. \[y=\sqrt{5-m}x-\sqrt{5-m}\]
  2. \[y=\frac{m+1}{m-1}.x+3,5\]

Giải.

a. Ta có hàm số đã cho là hàm bậc nhất khi 

$a=\sqrt{5-m}\ne 0\Leftrightarrow 5-m>0\Leftrightarrow m<5$

 Vậy  \[m<5\]

b. Hàm số đã cho là hàm bậc nhất khi

Vậy $m\ne \pm 1.$

 

 

Bài viết gợi ý: