70% diện tích Trái Đất là nước, do chuyển động quay quanh mặt trời và chuyển động tự quay quanh mình của trái đất làm hình thành nên các luồng khí chuyển động không ngừng (các cơn gió)

Trong không khí luôn có hơi nước, vì nước trên mặt Trái Đất hóa hơi.

Lượng nước trong không khí thay đổi theo vị trí, theo thời gian.

I - ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI

Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1 m3 không khí.

II - ĐỘ ẨM CỰC ĐẠI

Độ ẩm cực đại A của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối lượng tính ra gam của hơi nước bão hòa chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy.

III - ĐỘ ẨM TỈ ĐỐI (HAY ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI)

Độ ẩm tỉ đối \(f\) của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:

\(f = \frac{a}{A}.100\% \)

hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:

\(f \approx \frac{p}{{{p_{bh}}}}.100\% \)

Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao

Biểu thức tính khối lượng hơi nước: \(m = aV = fAV\)

IV - ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA - ĐIỂM SƯƠNG

- Áp suất mà tại đó tốc độ bay hơi của nước bằng với tốc độ ngưng tụ hơi nước gọi là áp suất hơi bão hòa.

- Điểm sương: là giá trị mà tại đó hơi nước trong không khí đạt đến giá trị bão hòa ở nhiệt độ xác định. Nếu nhiệt độ tiếp tục giảm hơi nước sẽ ngưng tụ thành nước.

IV - ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ

- Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.

- Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, …

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, …

V - ẨM KẾ

Có thể đo độ ẩm không khí bằng các ẩm kế:

- Ẩm kế tóc

- Ẩm kế khô - ướt

- Ẩm kế điểm sương

Bài viết gợi ý: