I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Làm quen với mặt đồng hồ, kim giờ, kim phút.

- Biết xem và đọc giờ đúng, vẽ hoặc quay kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.

- Nhận biết được các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xem đồng hồ rồi đọc giờ.

- Trên mặt đồng hồ có kim ngắn chỉ giờ và kim dài chỉ phút.

- Khi kim dài chỉ vào số \(12\), kim ngắn chỉ vào số nào thì đồng hồ đang chỉ giờ đó.

Ví dụ: Đồng hồ dưới đây đang chỉ mấy giờ ?

Giải:

Đồng hồ đang có kim dài chỉ vào số \(12\), kim ngắn chỉ vào số \(8\) nên ta nói đồng hồ đang chỉ \(8\) giờ.

Dạng 2: Điều chỉnh kim giờ, kim phút để được giờ thích hợp

Em vẽ thêm hoặc quay các kim đồng hồ để được giờ thích hợp.

Ví dụ: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ đúng \(1\)  giờ.

Giải:

Đồng hồ đang có kim dài chỉ vào số \(12\), kim ngắn chỉ vào số \(1\) thì sẽ là \(1\) giờ.

Em cần vẽ thêm kim đồng hồ như sau:

Dạng 3: Xác định giờ ứng với các hoạt động trong ngày.

Tùy vào từng hoạt động cho trước, em xác định đồng hồ tương ứng.

Ví dụ:

Giờ sáng: Từ \(6\) giờ sáng đến \(7\) giờ sáng em sẽ dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học.

                 Từ \(7\) giờ đến \(10\) giờ, em đang học bài trên lớp.

Giờ trưa: Từ \(11\) giờ đến \(1\) giờ chiều, em ăn trưa, ngủ trưa.

Giờ chiều: \(4\) giờ chiều em tham gia thể thao, tắm gội.

Giờ tối: Từ \(6\) giờ tối, em bắt đầu ăn tối, học bài hoặc xem TV.

Bài viết gợi ý: