Tập làm văn lớp 4: Em hãy kể lại một câu chuyện nói về việc làm thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự ở ngoài đường hay nơi công cộng.

Bài làm

Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như hội. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy phành phạch bấm còi inh ỏi. Vài chỗ lại ùn người lại. Một chiếc xe ca đi đón khách. Người phụ nữ đứng bên cửa, đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường. Dòng người qua lại dạt về hai phía.

Một thanh niên đl xe đạp. Sau xe đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “bình” một tiếng. Một cậu học sinh lách vội va phải bánh sau, cả cái xe lật nhào. “Xoảng...xoảng”. Két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung toé. Mảnh trai sắc vương vãi mặt đường. Hai người va xe kéo co nhau một hồi rồi cùng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, vẫn chen nhau. Chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.

- Ôi dào, để thế mà đi được! - Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên như vậy.Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh trai trên lòng đường, vẻ ái ngại. Người vẫn đi xe vẫn chạy. Chỉ có điều, tới gần nơi ấy, ai cũng vội né sang bên.

Nhưng chẳng thấy ai dừng lại. Rồi một lúc sau, em thấy bà cụ quay vào trong nhà. Tay cụ cầm cái chổi, tay kia cụ xách cái mủng con. Lưng cụ đã còng. Cụ lọm khọm đi xuống lòng đường và từ từ đi đến chỗ mảnh chai vương vãi ấy. Cụ ngồi xuống lấy chổi quét gom lại. Một số người đi qua nhìn dửng dưng. Bên đường kia có tiếng la:

- Thằng Nhẫn đâu, ra giúp bà một tay đi con! Lỡ xe đụng vào bà.

Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu ấy đỡ bà cụ đứng lên, dìu bà vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại, bê cái thúng chạy xuống cuối phó, đổ mảnh chai vào thùng rác công cộng.

Tất cả những chuyện ấy, em đứng trong thềm nhà được thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong óc em:

- Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?

Nguyễn Xuân Bình - Thanh Hoá

Nhận xét của giáo viên:

Câu chuyện được kể khá hấp dẫn bởi người kể được chứng kiến từ đầu đến cuối truyện.

Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện rất cụ thể: cảnh ùn tắc giao thông - một cảnh tượng khá phổ biến ở những thành phố đông dân. Tiếp sau đó, các sự việc lần lượt xảy ra. Sự xuất hiện của anh thanh niên và cậu học sinh mở đầu cho diễn biến câu chuyện, và rõ ràng không chỉ hai người trẻ tuổi này “thiếu văn hoá” nơi công cộng mà còn rất nhiều người khác bởi “dòng người vẫn đi, vẫn chen nhau” người kể bình luận chi tiết này “Chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ'. Nhưng không phải ai cũng ích kỷ cá nhân như vậy, bà cụ bán nước ở vỉa hè xuất hiện trong chuyện như một điểm sáng lẻ loi, trong hoàn cảnh mà “Người vẫn đi, xe vẫn chạy. Chỉ có điều, tới gần nơi ấy, ai cũng vội né sang bên”. Người kể đặt hai đoạn văn VỚI hai tuyến nhân vật đối lập nhau để mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh, để rồi kết quả là người làm cái việc nhặt mảnh vỡ mà “chẳng thấy ai” làm ấy chính là một bà cụ già yếu, lưng đã còng. Trước cảnh trớ trêu đó “một số người đi qua nhìn dửng dưng”. Tuy nhiên, bà cụ không lẻ loi nữa mà có một cậu bé nhỏ tuổi đã thay bà làm tiếp việc đó. Người kể không cần nói, không cần bình luận về hai nhân vật này, nhưng lòng nhân ái, cách sống vì người khác đã tự nól lên tất cả.

Người kể quả là tài tình khi tạo ra bất ngờ ở cuối chuyện, một câu hỏi người kể tự hỏi rồl lại tự trả lời cho mình và có lẽ còn cho nhiều người khác: “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”. Cậu bé con mười tuổi đã dạy Xuân Bỉnh một “bài học” về nếp sống văn minh, lịch sự nơi công cộng.

Bài luyện tập:

1. Nêu các sự việc chính xảy ra trong câu chuyện?

2. Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

3. Em hãy thay câu hỏi của Bình “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?” bằng câu văn miêu tả suy nghĩ của Bình khi đó.

Bài viết gợi ý: