Giảng dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” từ góc độ tình huống truyện
Bài giảng truyện ngắn:
“Chiếc thuyền ngoài xa” (tiết 1)
Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu bài học
Qua tiết học giúp học sinh:
+Nắm được những nét cơ bản nhất về tác giả Nguyễn Minh Châu.
+ Phân tích để thấy được sự sáng tạo độc đáo của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện (Tình huống nhận thức).
+ Tìm hiểu được diễn biến cuả tình huống truyện ở chặng thứ nhất và chặng thứ hai của quá trình nhận thứcPhương pháp và phương tiện dạy học.
II.Phương pháp, Phương tiện
+Sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình, kết hợp với phát vấn, với thảo luận nhóm…
+ SGK, SGV và các giáo cụ kèm theo
III. Tiến trình lên lớp
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Cảm nhận của em về nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ?
- Bài mới
- Lời dẫn vào bài:
Sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, Bắc Nam đã sum họp một nhà, đất nước Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển trong hoà bình. Điều đó cũng đã mở ra cho văn học những tiền đề mới. Nhiều nhà văn đã trăn trở, tìm tòi hướng đi mới cho văn học: Khám phá đời sống ở phương diện đời thường, trên phương diện đạo đức, thế sự. Một trong những cây bút tiên phong mở đường tinh anh và tài năng nhất là nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ta đã gặp một Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn đầy nghịch lý “Bến quê” và một lần nữa ta lại được tìm hiểu một truyện ngắn xuất sắc khác của ông – truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Tiến trình dạy bài mới
Hoạt động của thày và trò | Nội dung cần đạt | ||
Học sinh đọc phần tiểu dẫn SGKCH: Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu? CH: Giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu? VD: truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” VD: Các truyện ngắn “Bến quê”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”… CH: Giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”? CH: Qua việc đọc tác phẩm ở nhà, em hãy phác lại sơ đồ kết cấu của truyện ngắn ? TL: truyện ngắn gồm 4 phần: + P1: người nghệ sỹ Phùng phát hiện thấy cảnh tượng bình minh trên biển tuyệt đẹp. + P2: người nghệ sỹ Phùng phát hiện thấy cảnh bạo hành ở gia đình người đàn bà hàng chài. + P3: người nghệ sỹ Phùng và tránh án Đẩu lắng nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện + P4: người nghệ sỹ Phùng với bức ảnh nghệ thuật. CH: Diễn biến của truyện ngắn này được xây dựng dựa trên cơ sở nào? TL: trên cơ sở những phát hiện của người nghệ sỹ Phùng và chánh án Đẩu. Sau mỗi phát hiện là những vỡ lẽ, những giác ngộ, những nhận thức mới… CH: Nêu tình huống truyện của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ? CH: Nhận xét về cách tạo tình huống truyện của tác giả? HS: Đọc phần 1 CH: Nghệ sỹ Phùng phát hiện thấy cảnh bình minh trên biển và đã vẽ lại bằng những nét vẽ nào? CH: Người nghệ sỹ Phùng có nhận xét như thế nào về cảnh tượng đó? CH: Trước cảnh tượng ấy người nghệ sỹ Phùng có những xúc cảm gì? GV: Như vậy người nghệ sỹ Phùng đã có những xúc động vô cùng mãnh liệt trước cái đẹp. Cái đẹp đã làm tâm hồn ông trở nên thánh thiện, trong sáng… CH: Nếu trước đó ông còn băn khoăn về kết luận “cái đẹp chính là đạo đức” của ai đó thì bây giờ ông đã có thể kết luận như thế nào? CH: Qua đó em đã hiểu gì về người nghệ sỹ Phùng? HS: chú ý vào phần 2 của văn bản CH: Khi chiếc thuyền vào gần người nghệ sỹ đã nhìn, đã nghe thấy những gì? CH: Hình ảnh người đàn bà đã hiện ra như thế nào? CH: Qua những nét vẽ ấy em đã cảm nhận được gì về người đàn bà? CH: hình ảnh người đàn ông được miêu tả như thế nào? CH: Qua những phác hoạ trên, em cảm nhận như thế nào về người đàn ông? CH: Lão đàn ông có những hành động như thế nào? CH: Em có nhận xét gì về những hành động ấy? CH: Người đàn bà đã có những phản ứng như thế nào? CH: Em có thể đánh giá và lý giải như thế nào về phản ứng đó của người đàn bà? TL: Đó là một biểu hiện vô cùng khác lạ, nó làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên. Và nghệ sỹ Phùng trong mấy phút đầu chứng kiến cũng chỉ biết đứng há mồm ra mà nhìn… : Có thể người đàn bà này dã không còn cảm nhận được nỗi đau hoặc sự việc này đã diễn ra quá nhiều lần nên bà đã chịu đựng thành quen …! (Đến đây ta mới chỉ có thể dự đoán mà thôi) CH: trong cảnh bạo hành còn xuất hiện thêm một nhân vật nữa. Đó là nhân vật nào? CH: Nhân vật đó có những hành động gì với lão đàn ông (người cha)? Có cử chỉ gì với người đàn bà (người mẹ)? CH: Em hiểu gì về tình cảm của thằng bé Phác qua cách cư xử ấy? ( GV bổ sung thêm những chi tiết về thằng Phác: Lần thứ hai nó còn định dùng dao để chống trả cha nó. Nó tuyên bố “nếu nó còn ở dưới biển thì mẹ nó không bị đánh”.) CH: Quan điểm của em về nhân vật thằng Phác? CH: Bây giờ trước thằng Phác người đàn bà lại có những biểu hiện tâm trạng như thế nào? CH: Biểu hiện đó cho em hiểu thêm gì về người đàn bà hàng chài? CH: Cảnh bạo hành ấy đã khép lại như thế nào? CH: Trong quá trình chứng kiến cảnh bạo hành người nghệ sỹ Phùng đã có những hành động, thái độ như thế nào? CH: Qua đó em hiểu thêm gì về người nghệ sỹ Phùng? GV khái quát lại hai phát hiện của người nghệ sỹ: Chiếc thuyền
CH: Đến đây, người nghệ sỹ đã có thêm những nhận thức mới gì về nghệ thuật và cuộc sống | I. Giới thiêu chung1. Tác giả. – Sinh năm 1930, mất năm 1989 – Quê : Quỳnh Lưu- Nghệ An – Là nhà văn chiến sỹ cho nên ông có những hiểu biết sâu sắc về đời sống, tâm hồn của người lính – Những tác phẩm chính: (SGK) – Quá trình sáng tác: + Trước 1975: Với quan niệm “cái đẹp là cái anh hùng, cao cả” ông đã sáng tác những tác phẩm “văn xuôi sử thi” + Sau 1975 (đặc biệt là sau 1980) ông lại quan niệm “cái đẹp là cái thường ngày, là cuộc sống” từ đó những sáng tác của ông lại là những tác phẩm “văn xuôi đời thường” – Đặc điểm phong cách: Tự sự triết lý → Ông được đánh giá là người tiên phong trên con đường đổi mới văn học, là “người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc) 2. Tác phẩm. – Xuất xứ: trong tập truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” xuất bản năm 1987 → Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật “tự sự triết lý” của nhà văn. – Bố cục: 4 phần + Cảnh bình minh trên biển- Chiếc thuyền ngoài xa. + Cảnh bạo hành- Chiếc thuyền khi lại gần. + Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện + Bức ảnh nghệ thuật. II. Đọc hiểu chi tiết 1. Xác định tình huống truyện – Là tình huống nhận thức gắn liền với quá trình nhận thức của người nghệ sỹ Phùng và chánh án Đẩu gồm 3 chặng tương ứng với 3 phát hiện: + Phát hiện thứ nhất: Cảnh bình minh trên biển- Chiếc thuyền ngoài xa + Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo hành – Chiếc thuyền khi vào gần + Phát hiện thứ ba: Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện. + Kết quả của quá trình nhận thức: bức ảnh nghệ thuật. → tình huống truyện độc đáo, bất ngờ chứa đựng tính triết lý và ý nghĩa xã hội sâu sắc. → Giúp các nhân vật bộc lộ rõ nhất đặc điểm, tính cách của mình. 2 Phân tích tình huống truyện a. Phát hiện thứ nhất: Cảnh bình minh trên biển- Chiếc thuyền ngoài xa * Cảnh bình minh trên biển: – Màu sắc nền: Bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng. – Hình ảnh trung tâm là chiếc thuyền lưới vó với chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ. Trên thuyền bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng. – Đường nét, ánh sáng hài hoà và đẹp… → một cảnh đất trời cho, như bức tranh mực tàu của danh hoạ thời cổ… – Nghệ sỹ Phùng : thấy bối rối, trong tim như có gì bóp thắt vào, ông như khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. → Cái đẹp chính là đạo đức → Người nghệ sỹ Phùng là người nghệ sỹ chân chính với cái nhìn sắc sảo, với những rung động sâu sắc trước cái đẹp, cái đẹp có thể thanh lọc tâm hồn. b. Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo hành- Chiếc thuyền khi vào gần. – Người nghệ sỹ đã nhìn thấy người đàn ông và người đàn bà cùng với tiếng quát “cứ ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết cả mày đi bây giờ” → những tín hiệu xuất hiện đầu tiên của con thuyền khi vào gần đã khác hẳn với khi nó ở ngoài xa. – Hình ảnh người đàn bà: + Trạc ngoài bốn mươi + Thân hình cao lớn, thô kệch + Mặt rỗ, vẻ mặt tái ngắt, mệt mỏi và buồn ngủ… → Là người đàn bà xấu xí, thô kệch và dường như có một cuộc đời vất vả, lam lũ… – Hình ảnh người đàn ông: + Lưng rộng và cong như lưng thuyền + Tóc tổ quạ + Hàng lông mày cháy nắng + Hai con mắt đầy vẻ độc dữ + Chân đi chữ bát, bước từng bước chắc chắn… → Người đàn ông vạm vỡ, hoang dã, hiểm độc. – Cảnh bạo hành: + Hành động của lão đàn ông: hùng hổ, mặt đỏ gay, rút chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa, quật tới tấp xuống lưng người đàn bà, vừa đánh, vừa thở hồng hộc, vừa nghiến răng ken két, vừa nguyền rủa… → Hành động tàn ác, dã man, chắc chắn đã tác động ghê gớm đến người đàn bà, chắc chắn người đàn bà phải vô cùng đau đớn. + Phản ứng của người đàn bà: Không kêu, không chống trả, không tìm cách chạy trốn. → Bà nhẫn nhục, cam chịu một cách tuyệt đối. + Sự xuất hiện của thăng Phác (con trai) ∙) Hành động với cha: Giằng chiếc thắt lưng, dướn thẳng người vung chiếc khoá sắt quật vào giữa ngực. ∙) Cử chỉ với mẹ: lặng lẽ đưa tay sờ trên khuôn mặt mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt… → Với cha nó phản ứng dữ dội trong sự căm ghét. → Với mẹ nó lại yêu thương và xót xa => Thằng Phác là một đứa trẻ vừa đáng giận vừa đáng thương, vừa có hiếu, vừa bất hiếu, là một đứa trẻ bất hạnh bởi phải sống trong hoàn cảnh trái ngang. + Người đàn bà: Lại thấy vô cùng đau đớn, xấu hổ, nhục nhã. Bà đã khóc… → Người đàn bà ý thức được rất rõ không chỉ nỗi đau về thể xác mà còn cả nỗi đau về tinh thần. + Kết thúc bằng việc người đàn bà đuổi theo lão đàn ông về thuyền trong chốc lát chiếc thuyền biến mất. Tất cả lại trở lại im lặng. – Người nghệ sỹ Phùng: + ngạc nhiên đứng há mồm ra nhìn + vứt chiếc máy ảnh xuống chạy nhào tới để can ngăn. + Ngạc nhiên đến mức tưởng tất cả cảnh tượng vừa xảy ra là một câu chuyện cổ tích đầy quái đản → Một người lính, một người nghệ sỹ có tinh thần chính nghĩa.Hơn nữa tất cả cảnh tượng mà anh vừa chứng kiến đều nằm ngoài trí tưởng tượng của anh. * Nhận thức mới: + Hiện thực cuộc sống còn quá nhiều những nỗi khổ đau, bất hạnh (Nếu không có chuyến đi, người chiến sỹ đã từng chiến đấu lấy lại bình yên cho mảnh đất này sẽ không thể biết được) + Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: chúng còn cách xa nhau, nghệ thuật chưa phản ánh đúng bản chất của cuộc sống. + Cái nhìn sự vật hiện tượng: Phải nhìn đa chiều, đa diện. c. Phát hiện thứ ba: Qua câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện. |
- củng cố
GV: khái quát toàn bài, nhấn mạnh những nội dung trọng tâm
- Dặn dò
GV dăn dò học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị tiếp tiết 2
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
Nguyễn Minh Châu
- Mục tiêu bài học
Qua giờ học, giúp học sinh:
+ Tiếp tục phân tích diễn biến của tình huống truyện ở chặng thứ ba của quá trình nhận thức để thấy được sự vỡ nhẽ không chỉ ở Phùng mà còn ở chánh án Đẩu.
+ Đánh giá được một cách chính xác và đầy đủ về thành công của truyện ngắn này ở cả nội dung và nghệ thuật.
- Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Phương pháp
+Sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình, kết hợp với phát vấn, với thảo luận nhóm…
- Phương tiện
+ SGK, SGV và các giáo cụ kèm theo.
III.Tiến trình lên lớp.
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ
CH: Những nhận thức mới của người nghệ sỹ Phùng qua hai chặn đầu của quá trình nhận thức?
- Bài mới.
- Lời dẫn vào bài mới: Như vậy, qua hai chặng đầu của quá trình nhận thức người nghệ sỹ Phùng đã thu nhận được những bài học quí giá về nghệ thuật và cuộc sống. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi chặng thứ ba trong quá trình nhận thức để xem người nghệ sỹ thu nhân thêm được những bài học quí giá nào?
- Bài mới:
Hoạt động của thày và trò | Nội dung cần đạt | ||
HS: Theo dõi vào phần văn bản thứ 3để tìm những chi tiết về người đàn bà, về Phùng và chánh án Đẩu. CH: Đây là lần thứ mấy người đàn bà được mời đến toà án? Mời đến vì việc gì? TL: Là lần thứ hai được mời đến vì việc gia đình, bà là nạn nhân được toà bảo vệ. CH: Dù vậy lúc đầu đến toà án người đàn bà vẫn có thái độ và những hành động như thế nào? CH: Khi chánh án Đẩu khuyên bà bỏ chồng bà đã có ngay phản ứng như thế nào? CH: Với những biểu hiện đó em có thể đánh giá về người đàn bà như thế nào? CH: Khi chánh án Đẩu nói “tuỳ bà, chủ trương của chúng tôi là kêu gọi hoà thuận”, thái độ của người đàn bà đã thay đổi như thế nào? CH: Lúc này cảm nhận của em về người đàn bà đẫ thay đổi như thế nào? CH: Sau đó người đàn bà tiếp tục kể về điều gì? TL: Bà kể về cuộc đời của mình. CH: Qua câu chuyện kể em hiểu gì về cuộc đời người đàn bà? CH: Qua đó em hiểu thêm gì về cuộc đời người đàn bà? GV: Tiếp theo, bà tâm sự về chồng, về con, về bản thân và về cuộc sông. CH: Trong lời tâm sự ấy, ta thấy bà có suy nghĩ như thế nào về chông? CH: Qua đó em hiểu bà là người vợ như thế nào? CH: Bà có suy nghĩ như thế nào về những đứa con? CH: Qua đó em hiểu thêm gì về người đàn bà? CH: Bà suy nghĩ về bản thân mình như thế nào? CH: Đến đây em đã có thể lý giải về sự chịu đựng ghê gớm của bà trong cảnh bạo hành chưa? TL: chịu đựng vì con CH: Qua đó em hiểu bà là người phụ nữ như thế nào? CH: Bà nghĩ như thế nào về cuộc sống hiện tại của mình? (lúc bất hoà, lúc hoà thuận…?) CH: thái độ ấy tiếp tục cho em hiểu thêm gì về người đàn bà? CH: Theo dõi câu chuyện của người đàn bà hàng chài, nghệ sỹ Phùng đã có những biểu hiện, thái độ như thế nào? CH: Tại sao Phùng lại có những biểu hiện đó? CH: chánh án Đẩu có thái độ và phản ứng như thế nào, khi nghe câu chuyện của người đàn bà? GV: Như vậy trong Phùng và Đẩu đều có được những nhận thứ mới. CH: Phùng và Đẩu có thêm những nhận thức mới là gì? Gơi ý: Người đàn bà
CH: Miêu tả bức ảnh nghệ thuật? | c. Phát hiện thứ ba: Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện.* Người đàn bà: – Lúc đầu: thái độ lúng túng, sợ sệt : bà tìm đến một góc tường để ngồi, khi được mời bà rón rén đến ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại. – Người đàn bà đã chắp tay vái lia lịa “con lạy quí toà”, xin toà cho được sống với lão đàn ông bằng mọi giá → Người đàn bà lạc hậu, u mê… – Người đàn bà đã thay đổi cách xưng hô “chị cảm ơn các chú”, lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…; thái độ trở nên sắc sảo… → Người đàn bà sắc sảo, hiểu lý lẽ, thấu lý đạt tình… – Cuộc đời: + Khi còn nhỏ sau một trận dịch đậu mùa đã bị rỗ mặt, trở nên xấu xí. + Lớn lên vì xấu nên không ai để ý, nhỡ nhàng có mang trước, rồi xây dựng gia đình với người con trai vạn chài + Khi xây dựng gia đình: đông con, nghèo khổ, thuyền chật, không thể bỏ nghề… → Cuộc đời bà là một chuỗi dài dằng dặc những khổ đau, bất hạnh và bế tắc – Suy nghĩ: + Về chồng: trước đây là anh con trai cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh vợ. : bây giờ chồng thay đổi là do cuộc sống qúa chật vật, túng quẫn : chồng bà vẫn là trụ cột chèo chống gia đình lúc phong ba. → Người vợ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, thấu hiểu và trân trọng chồng. + Về con: Bà thương nhất là thằng Phác. Bà vui nhất khi nhìn đàn con được ăn no. → Người mẹ thương con, các con chính là lẽ sống của bà. + Về bản thân: sinh ra là để đẻ con rồ nuôi con cho khôn lớn, nên phải gánh lấy cái khổ, phải sống cho con chứ không thể sống cho mình… → Người phụ nữ giàu đức hi sinh, là người mẹ có trái tim vĩ đại. + Về cuộc sống: lúc bất hoà bà coi đó là lúc “biển động sóng gió”, đặc biệt nghĩ đến giây phút hoà thuận hiếm hoi bà đã vô cùng hạnh phúc… → Người phụ nữ giàu nghị lực, biết chắt chiu những niềm vui, niềm hạnh phúc nhỏ nhoi để cho cuộc sống có ý nghĩa. * Nghệ sỹ Phùng: – Khi nghe người đàn bà xin được sống với lão đàn ông bằng mọi giá, đang ở trong gian phòng ngủ lồng lộng gió biển Phùng thấy như bị rút hết không khí trở nên bức bối, ngột ngạt, thấy quá phẫn nộ, uất nghẹn… – Không thể nào hiểu được người đàn bà…. → Phùng quá lạ lẫm vì tất cả diễn ra ngoài sức tưởng tượng của anh. Phùng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. – Cuối cùng anh lại vác máy ảnh đi lang thang đến tận khuya dường như để tìm câu trả lời * Chánh án Đẩu – Ban đầu là lời mời thể hiện sự quan tâm ân cần, chu đáo. – Tiếp đến là lời khuyên nhủ chân thành thể hiện sự cảm thông thương xót – Có lúc lại tự ái, tức giận “tuỳ bà”. – Cuối cùng khi hiểu được những suy nghĩ cùa người đàn bà, trong đầu vị bao công phố biển có những điều mới mẻ đã vỡ ra. * Nhận thức mới: – Cái nhìn con người : Đa chiều, sâu sắc, không chỉ nhìn bằng con mắt mà phải nhìn bằng cả khối óc và con tim. để phát hiện ra những vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn. – Cách nhìn nhận và đánh giá sự việc phải bám vào hiện thực, tôn trọng hiện thực, – Cách giải quyết vấn đề phải giải quyết vấn đề tận gốc rễ, nơi vấn đề phát sinh. 3. Bức ảnh nghệ thuật – Là bức ảnh đen trắng, chụp cảnh bình minh trên biển. – có giá trị, được nhiều người ưa thích. -Cái nhìn của nghệ sỹ Phùng: Mỗi lần ngắm kỹ lại thấy màu hồng hồng của ánh sương mai và người đàn bà bước ra rồi bước từng bước chắc chắn hoà vào đám đông. * Ý nghĩa: + Vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật không phụ thuộc vào màu sắc bên ngoài. + nghệ thuật và cuộc sống đã có sự gắn bó, gần gũi + niềm hy vọng, tin tưởng vào sự đổi thay trong cuộc sống của người đàn bà? III.Tổng kết 1. Nghệ thuật – tình huống truyện độc đáo. – Ngôi kể chuyển đổi linh hoạt – Ngôn ngữ chân thực sinh động, phù hợp với từng nhân vật… 2, Nội dung Qua quá trình nhận thức của Phùng và Đẩu ta đã có được những bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.. IV. Luyện tập Câu 1: Phân tích tình huống truyện của truyện ngẵn “Chiếc thuyền ngoài xa” ? Câu 2: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài ? |
4: củng cố
GV khái quát toàn bài
5.Dặn dò
+ Học bài cũ. chuẩn bi bài mới
Rút kinh nghiệm
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Giáo án khối 12