Soạn giáo án bài Tây Tiến. Xây dựng chủ đề dạy học môn Ngữ văn lớp 12. Giáo án soạn theo phương pháp mới

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

TÂY TIẾN (Tiết 1)

Quang Dũng


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Về kiến thức
– Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.
– Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp hiện thực, lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh và giọng điệu.
Về kĩ năng
– Đọc diễn cảm, phân tích và cảm nhận một tác phẩm thơ trữ tình.
– Biết vận dụng làm: bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tây Tiến
Về thái độ
– Tự hào truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến
– Giáo dục tinh thần cảm phục, ngưỡng mộ người lính; ý thức trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Học sinh tích cực học tập bộ môn, hăng say nghiên cứu khoa học.
Về năng lực
– Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
– Năng lực đọc diễn cảm
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
– Giáo án
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– Chân dung nhà thơ Quang Dũng, Hình ảnh về đoàn quân Tây Tiến, bài hát Đoàn vệ quốc quân ( Nhạc Phan Huỳnh Điểu)…
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
Học sinh
– Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
– Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
– Đồ dùng học tập
TIẾN TRÌNH DẬY HỌC

Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt
I. Hoạt động 1: Khởi động
GV: Trình chiếu video/hình ảnh về Tây Tiến (hoặc “con đường Tây Tiến” giới thiệu các địa danh liên quan đến Tây Tiến)
+ Nghe nhạc: bài Đôi mắt người Sơn Tây/ Tây Tiến (Quang Dũng)
? Các em có biết các địa danh trên liên quan đến 1 trung đoàn rất nổi tiếng, đó là trung đoàn nào?
Học sinh cảm nhận về hình ảnh, vẻ đẹp của người lính Tây Tiến





– Trung đoàn Tây Tiến
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

GV yêu cầu HS đọc tích cực phần tiểu dẫn trong sgk, gạch chân những từ ngữ quan trọng ghi vào vở những thông tin cần thiết (về năm sinh, năm mất, con người):

– Sau đó sử dụng kĩ thuật trình bày một phút gọi 1 học sinh nêu những nét chính về tác giả Quang Dũng




– Nếu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của đoàn quân Tây Tiến




– Em biết gì về binh đoàn Tây Tiến?






– Thời gian sống và chiến đấu ở đoàn quân Tây Tiến đã tạo dấu ấn như thế nào trong sáng tác của Quang Dũng?

GV chốt lại kiến thức




GV: đặt hs vào tình huống có vấn đề, cho thảo luận cặp đôi (2 phút)
Có ý kiến nói rằng: nhan đề “Nhớ Tây Tiến” cụ thể và ý nghĩa hơn “Tây Tiến” . Hãy tranh luận với ý kiến trên?



GV yêu cầu hs đọc diễn cảm (GV có thể đọc mẫu lại) xác định bố cục, nội dung chính
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
* Cuộc đời, con người
– Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm.



– Con người : Là một nghệ sĩ đa tài vẽ tranh, soạn nhạc, làm thơ. Được biết đến nhiều với tư cách một nhà thơ.
* Sự nghiệp
– Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988)
– Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn.
2. Bài thơ Tây Tiến:
* Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời
– Xuất xứ: Rút từ tập “Mây đầu ô”.
– H/c ra đời: Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.
* Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến :
– Thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng.
– Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào.
– Địa bàn hoạt động chủa yếu ở vùng đồi núi Tây Bắc, Thượng Lào.
– Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau.
– Điều kiện sống rất gian khổ, thiếu thốn.
->(GV khắc sâu thêm) Thời gian sống và chiến đấu tại Tây Tiến đã trở thành một kí ức không thể nào quên với QD, nhà thơ trực tiếp trải nghiệm cùng đồng đội khó khăn, gian khổ. Bài thơ TT được viết từ những trải nghiệm đó, trở thành 1 tp gắn liền với tên tuổi QD
* Nhan đề
– Ban đầu có nhan đề: Nhớ Tây Tiến -> sau đổi thành Tây Tiến.
Nhớ Tây Tiến: gợi thẳng cảm xúc toàn bài, đó là nỗi nhớ. Còn Tây Tiến: cảm xúc lặn xuống chiều sâu, chỉ còn một niềm đau đáu, một ấn tượng bủa vây, ám ảnh là địa danh Tây Tiến. Không nói nhớ mà vẫn gợi ra nỗi nhớ.

* Bố cục
– Phần 1 (Đ1): Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, con người trên chặng đường hành quân gian khổ.
– Phần 2 (Đ2): Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
– Phần 3 (Đ3): Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến
– Phần 4 (Đ4): Khúc vĩ thanh nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến.(Lời thề và lời hẹn ước).
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại thơ trữ tình

– Hai câu mở đầu bài thơ đã nhắc tới cảm xúc bao quát toàn bài. Đó là cảm xúc nào?
– Khi nhớ về Tây Tiến, nhà thơ nhớ đến những hình ảnh nào, thể hiện ra sao. Các em thực hiện yêu cầu sau.

GV: yêu cầu hs làm việc cặp đôi, 1 bạn phát hiện, ghi lại những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi nhớ; 1 bạn nêu những cảm xúc về từ ngữ, hình ảnh đó. (gọi 1 cặp đôi lên bảng, hoặc tráo cặp đôi)

Từ ngữ, hình ảnhCảm nhận
– Sông Mã
– Tây Tiến
– Rừng núi
……
………

– Em hiểu nhớ chơi vơi là gì

– GV yêu cầu hs làm việc cá nhân: phát hiện các biện pháp nghệ thuật


II. Đọc hiểu
1. Khổ 1: Nỗi nhớ về chặng đường hành quân; thiên nhiên núi rừng miền Tây.
– Cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ



a. Hai câu thơ mở đầu:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
– Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ, hình ảnh đầu tiên nhà thơ nhớ về là dòng “Sông Mã” con sông gắn với nơi đóng quân của trung đoàn, chứng kiến bao vui buồn, gian khổ của người lính Tây Tiến
…………..
– Nhớ “chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả) -> gợi cảm giác nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, nỗi nhớ luôn lơ lửng, âm ắp khôn nguôi


– Nghệ thuật: Điệp từ ” nhớ” (2 lần), từ láy ” chơi vơi”, điệp âm ” ơi” ( 3 lần) -> Hiệu quả đặc biệt: Tạo tính nhạc, hình tượng hoá nỗi nhớ.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: thiên nhiên miền Tây được khắc họa với những đặc điểm nào
– GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép để thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Nhóm 1, nhóm 3 – mảnh ghép 1: Phân tích vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc (tìm được những câu thơ diễn tả vẻ đẹp hoang sơ, chú ý hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ trong các câu thơ đó)
+ Nhóm 2, nhóm 4 – mảnh ghép 2: Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của núi rừng miền Tây (tìm được những câu thơ diễn tả vẻ đẹp thơ mộng, chú ý hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ trong các câu thơ đó)
– GV quan sát HS làm việc, giúp đỡ các nhóm còn gặp khó khăn, hướng dẫn cách làm (Bước 1: phát hiện câu thơ, từ ngữ; Bước 2: phân tích, cảm nhận)
b. Bức tranh thiên nhiên miền Tây
* Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ

– Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng miền Tây được gợi ra từ rất nhiều hình ảnh, từ ngữ
+ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Nếu chữ khúc khuỷu vẽ ra một hình thế quanh co, hiểm trở khi ẩn khi hiện thì dốc thăm thẳm lại gợi sự sâu xa như đến hết tầm mắt.
+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời
-> Từ láy heo hút vừa gợi cao, gợi xa, gợi vắng nhấn mạnh sự hoang sơ, xa vắng như vô tận của núi rừng miền Tây
-> Cồn mây vốn đã gợi độ cao, mây núi như chồng chất dựng lên thành cồn thành dốc.
-> “Súng ngửi trời” Cách nói tếu táo, hóm hỉnh cho thấy tâm hồn trẻ trung, lạc quan ngang tàn của người lính
+ Ngàn thước lên cao…: câu thơ ngoặt gấp 1 cách đột ngột, đột ngột vút lên rồi bất ngờ đổ xuống, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
+ Chiều chiều…/Đêm đêm: thiên nhiên miền tây còn bí hiểm, ban sơ
HS phát hiện, chỉ ra sự độc đáo trong thanh điệu, hình ảnh của các câu thơ* Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình
-Thấp thoáng trong những câu thơ gợi thiên nhiên hùng vĩ dữ dội là những hình ảnh huyền ảo, thi vị, lãng mạn khiến thiên nhiên miền Tây mang vẻ đẹp của 1 bức tranh lụa cổ điển phương Đông.
+ Cảm nhận về 1 mảnh đất đầy sương khói, mờ ảo
Sài Khao sương lấp…
Mường Lát hoa về…
+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” một thoáng mộng mơ của Tây Bắc hình ảnh 1 bản làng chập chùng trôi trong màn hơi nước, hơi mưa
GV yêu cầu HS đọc lướt phần còn lại và hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi

– Người lính Tây Tiến hiện ra với những vẻ đẹp nào (suy nghĩ và phát hiện)…..(GV gợi mở)
c. Hình ảnh người lính Tây Tiến
Anh bạn dãi dầu…
Gục lên súng mũ…
– Họ chịu đựng khó khăn, gian khổ và có cả sự hi sinh nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần bi tráng, đón nhận cái chết một cách kiêu bạc, ngang tàn…
– Đoạn thơ kết lại bằng 1 kỉ niệm ngọt ngào, ấm áp tình quân dân Nhớ ôi Tây Tiến
III. Hoạt động thực hành/luyện tập
GV: yêu cầu hs
– Cảm nhận vẻ đẹp của các từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút
– Cảm nhận câu thơ Nhà ai Pha Luông…
– Cho HS vẽ tranh về đoàn quân Tây Tiến
HS thực hành
IV. Hoạt động vận dụng và mở rộng
(Học sinh có thể lưa chọn các hình thức sau)
– Vẽ tranh về đoàn quân Tây Tiến
– Tìm các bài hát về Tây Tiến
– Tìm các bài thơ viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Vận dụng và mở rộng


Xem thêm : Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Tây Tiến

Bài viết gợi ý: