Giun đất sống trong đất ẩm ở ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng. Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài

1. Hình dạng ngoài

- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu

- Cơ thể phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ, cơ đối xứng 2 bên

- Đầu có miệng, đuôi có lỗ hậu môn, đai sinh dục có 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái

2. Di chuyển 

Giun đất di chuyển bằng cách bò trên mặt đất:

- Giun thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi → Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước → Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

→ Nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và toàn thân mà giun đất di chuyển được

3. Cấu tạo trong

* Hệ tiêu hóa: Các cơ quan tiêu hóa có sự phân hóa rõ ràng

* Hệ tuần hoàn: Ở giun đất xuất hiện thêm 3 loại mạch mới: mạch vòng, mạch lưng, mạch bụng → Xuất hiện hệ tuần hoàn kín.

* Hệ thần kinh: Xuất hiện các hạch và chuỗi hạch thần kinh → Hệ thần kinh hình chuỗi hạch

* Kết luận

- Có khoang cơ thể chính thức

- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng

- Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ

- Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch

4. Dinh dưỡng

- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất

- Sự tiêu hóa diễn ra trong hệ tiêu hóa, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu

Thức ăn → miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ thức ăn) → ruột → hậu môn

Có thêm ruột tịt tiết enzim để tiêu hóa thức ăn trong ruột.

- Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da → mưa nhiều giun thường chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể sẽ làm chúng ngạt thở

5. Sinh sản

- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.

- Sau 2 – 3 ngày ghép đôi, đai sinh dục bong ra tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén.

- Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non sau vài tuần.

Bài viết gợi ý: