I. AXIT CÓ OXI CỦA CLO
1. HClO (axit hipoclorơ)
- Là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic:
CO2 + H2O + KClO → KHCO3 + HClO
- Kém bền, chỉ tồn tại được trong dung dịch nước: HClO → HCl + [O]
- HClO và muối của nó đều có tính oxi hóa rất mạnh.
2. HClO3 (axit cloric)
- Là axit khá mạnh, tan nhiều trong nước, có tính oxi hóa mạnh.
- Điều chế bằng cách nhiệt phân HClO:
3HClO → HClO3 + 2HCl.
3. HClO4 (axit pecloric)
- Là axit rất mạnh, tan nhiều trong nước.
- Phản ứng loại nước của HClO4 : 2HClO4 → Cl2O7 + H2O
- Điều chế: KClO4 + H2SO4 → HClO4 + KHSO4
Chú ý: Từ HClO đến HClO2, HClO3, HClO4: Tính axit và tính bền tăng, tính oxi hóa giảm.
II. CÁC HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
1. Nước gia-ven: NaCl + NaClO
- Dùng tẩy trắng sợi, vải giấy, sát trùng, khử mùi do gốc ClO- gây ra
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
NaCl + H2O → NaClO + H2 (điện phân dung dịch không màng ngăn)
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
2. Clorua vôi: CaOCl2
- Chất bột, màu trắng, mùi xốc, tính oxi hóa mạnh, ứng dụng tương tự như nước Javen nhưng được dùng rộng rãi hơn vì rẻ tiền hơn.
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Tuy nhiên, hiện nay người ta không dùng clorua vôi để tẩy trắng quần áo vì dễ bị cặn, gây khô cứng và hỏng vải
2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3↓ + CaCl2 + 2HClO
Lưu ý: CaOCl2 = CaCl2.Ca(ClO)2: được gọi là muối hỗn tạp
(Muối hỗn tạp: muối của một kim loại với nhiều gốc axit khác nhau
Muối kép: muối của nhiều cation khác nhau với một gốc axit)
3. Kali clorat: KClO3
- Chất rắn, kết tinh, không màu.
- Muối KClO3 được dùng làm thuốc nổ, diêm tiêu, điều chế khí oxi trong PTN:
6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl
- Nhiệt phân KClO3:
2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}},xt:Mn{{O}_{2}}}$ 2KCl + 3O2
4KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3KClO4 + KCl