Tập làm văn lớp 5: Hãy kể lại một câu chuyện em thích nhất trong những truyện đã được học.
Bài làm
Trong bốn năm học vừa qua, em đã được học nhiều truyện hay và có ý nghĩa. Nhưng em ấn tượng hơn cả là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”. Em xin kể lại câu chuyện đó.
Tại buổi hội họp hàng năm, muông thú trong rừng tranh luận rất gay gắt về việc con vật nào chạy nhanh nhất. Cuối cùng, để chấm dứt cuộc tranh luận, các con vật đều nhất trí mở một hội thi chạy để chọn ra một con vật chạy nhanh nhất.
Sau buổi họp, các con vật đều rất hứng khởi. Con vật nào tham gia vào cuộc thi này đều chuẩn bị rất kĩ lưỡng bởi đến chị Rùa và cô Ốc Sên cũng tham dự cơ mà. Gia đình nhà bác Ngựa cũng đang bàn nhau xem có nên tham gia vào cuộc
thi hay không. Nhà chỉ có ba người, hai bác Ngựa thì đã già, chân yếu lắm rồi, có thì cũng không thể chiến thắng được. Chỉ còn mỗi Ngựa Con. Nhưng bố mẹ ngựa con cho rằng Ngựa Con chưa có kinh nghiệm gì cả. Nghe bố mẹ bàn bạc, Ngựa Con hào hứng nói:
- Bố mẹ ơi! Con sẽ tham gia hội thi ngày mai. Bố mẹ yên tâm, con sẽ chứng minh cho muông thú trong rừng biết rằng: “Chạy nhanh như ngựa là như thế nào?”.
Bố mẹ Ngựa Con đồng ý để Ngựa Con tham gia vì nghĩ rằng đây cũng là một cơ hội giúp Ngựa Con trưởng thành hơn.
Ngựa Con thích lẳm. Chú tin chắc rằng mình sè chiến thắng. Chú sửa soạn không biết chán. Ra dòng suối trong veo gần nhà, chú soi bóng mình xuống nước và hài lòng khi nhìn thấy hình ảnh cùa mình - một chú ngựa xinh xắn với bộ lông màu nâu, mượt mà tuyệt đẹp, cái bờm dài được chải chuốt trông ra dáng một nhà vô địch...
Thấy Ngựa Con chỉ mải mê với hình dáng bên ngoài cùa mình, Ngựa cha lo lắng:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp đấy con ạ!
Nghe cha nói vậy, Ngựa Con mắt vẫn không thể rời bóng mình nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng mà.
Cuộc thi đã đến. Từ sáng sớm, bãi cỏ xanh rộng đã dông nghịt các con vật đến dự thi. Rất nhiều con vật khác đứng vòng trong vòng ngoài cổ vũ. Bác Sư Tử già được bầu làm trọng tài của cuộc thi đang ngồi chễm chệ trên hòn đá to giữa bãi cỏ, trông rất oai vệ. Đằng kia, chị em nhà Hươu đang sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám được bài học từ lần chạy thi với Rùa nên lần này thận trọng ngắm nghía kỹ các đối thủ. Bác Quạ già thì bay đi bay lại nhắc giữ trật tự. Còn chú Ngựa Con thì ung dung đi về phía vạch xuất phát.
“Chuẩn bị!... Bắt đầu!” Khi tiếng hô của Sư Tử vang lên, các vận động viên rần rần chuyển động. Hết vòng thứ nhất, Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Đến vòng thứ hai, đang chạy hết tốc độ thì Ngựa Con thấy vướng vướng ở chân. Chú giật mình thảng thốt và đau đớn nhận ra rằng một cái móng của mình đã bị lung lay mất rồi, sau đó thì cái móng ấy rơi hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh, tụt lại dần về phía sau và cuối cùng thì dừng hẳn lại. Đứng nhìn đám bạn lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt. Chú thấy ân hận vì đã không nghe theo lời cha dặn.
Sau cuộc thi, mặc dù không chiến thắng nhưng Ngựa Con đã rút ra được bài học quý giá: “Đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất”.
Xuân Hà Linh - Hà Tây
Nhận xét của giáo viên:
* Những ưu điểm cần học tập
Đọc câu chuyện “Cuộc chạy đua trong rừng” qua lời kể của Linh, ta mới thấy thế giới động vật sống động làm sao.
Bài văn kể chuyện của Linh có kết cấu 3 phần rõ ràng, các tình tiết lần lượt diễn ra một cách hợp lý, đúng với cốt truyện. Nhân vật chính trong câu chuyện là chú Ngựa Con. Chú Ngựa Con trong cuộc đua để chọn con vật chạy nhanh nhất này cũng có điểm giống như chú Thỏ trong câu chuyện quen thuộc “Rùa và Thỏ” - đó là quá tự tin, chủ quan, không lường trước được sự việc. Nhưng nếu chú Thỏ thất bại do mãi chơi, khinh thường ý chí quyết thắng cùa Rùa, thì chú Ngựa Con lại thất bại do chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ ngoài của mình, không nghe lời khuyên của bố.
Cách kể chuyện của Linh hấp dẫn, chân thật, ngôn ngữ giản dị, trong sáng. Câu chuyện sở dĩ cụ thể và sinh dộng cũng là bởi bạn đã biết tưởng tượng thêm một số chi tiết để dẫn dắt nhịp nhàng câu chuyện. Ví dụ: Cuộc tranh luận gay gắt của muông thú trong rừng; sự hứng khởi và sự chuẩn bị của các con vật trước cuộc đua... đặc biệt các chi tiết: hai con vật được coi là chạy chậm nhất “Rùa và Óc Sên” cũng tham gia cuộc dua; rồi “Bác Sư Từ già được bầu làm trọng tài của cuộc thi đang ngồi chễm chệ trên hòn đá to giữa bãi cỏ, trông rất oai vệ”, “Thỏ Trắng, Thỏ Xám được bài học từ lần chạy thi với rùa nên lần này thận trọng ngắm nghía kỹ các đối thủ”... mang tới sự thú vị cho người đọc.
Có được những thành công trên là bởi Linh đã biết lựa chọn một câu chuyện hay, có ý nghĩa sâu sắc trong những truyện dã được học để kể. Bài học cùa Ngựa Con trong cuộc thi cũng là bài học quý giá cho các học sinh: “Đừng bao giờ chủ quan cho dù đó là việc nhỏ nhất”.
Bài luyện tập
1. Những chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy Ngựa Con rất chủ quan, tự tin bản thân mình?
2. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?
3. Viết phần kết bài nói lên cảm nghĩ của em về câu chuyện?
Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
Tham khảo thêm những bài kể khác tại đây: