I. Kể chuyện đã nghe, đã đọc về người có tài
1. Một số bài học về tài năng của con người
- Các nhà khoa học có tài: Ác-si-mét, Lê Quý Đôn, Ê-đi-xơn, Lương Định Của
- Các văn nghệ sĩ có tài: Cao Bá Quát, Pu-skin, Vương Hi Chi
- Các vận động viên có tài: Nguyễn Thúy Hiền, Lê Công Vinh
2. Dàn bài chung
- Giới thiệu câu chuyện: tên truyện, kể về ai, kể về tài năng gì đặc biệt
- Kể diễn biến câu chuyện: chú ý nhấn mạnh những tình tiết nói lên tài năng, trí tuệ của nhân vật đang được kể đến
- Kết thúc câu chuyện: đánh giá chung về nhân vật và bày tỏ cảm xúc
II. Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt
1. Thế nào là người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt?
Người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt là những người:
- Học toán, làm thơ, kể chuyện giỏi
- Hát, múa, chơi đàn, vẽ tranh giỏi
- Chơi thể thao (bóng bàn, cờ vua, võ thuật,…) giỏi
- Làm được những việc mà người có sức khỏe bình thường không làm được (diễn viên xiếc nâng được hai, ba người trên tay; người gánh lúa gánh được 100 ki-lô-gam; lực sĩ dùng tay kéo được cả chiếc xe ô tô,…)
2. Tìm kiếm những đối tượng này ở đâu
Có thể tìm những người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt ở:
- Tìm trong bạn bè xung quanh mình. Những bạn học giỏi, múa hát hay hoặc chơi thể thao giỏi
- Tìm quanh nơi em đang sinh sống (làng xóm, phố phường). Có thể là những cô chú khéo tay, nhiều sáng kiến, có sức khỏe đặc biệt, chơi đàn, chơi đá bóng giỏi hoặc đạt nhiều thành tích đáng nể trong học tập hoặc lao động
- Nhớ lại những người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em đã gặp khi xem thi đấu thể thao, biểu diễn xiếc hay văn nghệ,…
3. Dàn bài chung
- Câu chuyện bắt đầu như thế nào? (câu chuyện kể về ai, người đó có khả năng hay sức khỏe đặc biệt như thế nào?)
- Diễn biến chính của câu chuyện (kể những sự việc bộc lộ khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt của người đó)
- Kết thúc của câu chuyện (nhận xét về nhân vật trong truyện, em học tập được gì ở họ)