I - ĐỘ DỜI

\(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Độ dời  = Độ biến thiên tọa độ

              = Tọa độ lúc cuối - Tọa độ lúc đầu

- Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

- Véctơ \(\overrightarrow {AB} \) gốc tại điểm A hướng về điểm B gọi là véctơ độ dời

II - ĐỘ DỜI VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI

Quãng đường: là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật

- Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được có thể không trùng với độ dời của nó.

III - VẬN TỐC

- Định nghĩa:

Vận tốc là một đại lượng véc tơ, đặc trưng cho sự chuyển động nhanh hay chậm của vật.

+ Vận tốc trung bình

\({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}} = \frac{{{x_2} - {x_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)

Với x1, x2 là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1 và t2.

Vận tốc trung bình có phương, chiều trùng với phương, chiều của véc tơ độ dời.

Chúng ta phân biệt giữa vận tốc trung bình với tốc độ trung bình (Học từ lớp 7)

Tốc độ trung bình = \(\frac{{{S_1} + {S_2} + ...{S_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ....{t_n}}}\)

+ Vận tốc tức thời

Vận tốc tức thời tại một thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.

Khi  \(\Delta t \to 0\) thì    \(\frac{{\Delta x}}{{\Delta t}} \simeq \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\)

Tức là vận tốc tức thời luôn bằng tốc độ tức thời.

IV - GIA TỐC

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:

Trong đó:

       + \(\overrightarrow v \) : vận tốc tức thời tại thời điểm t (thời điểm lúc sau)

       + \(\overrightarrow {{v_0}} \): vận tốc tức thời tại thời điểm t0 (thời điểm ban đầu)

       + \(\Delta t = t - {t_0}\): thời gian vận tốc thay đổi từ \(\overrightarrow {{v_0}} \) sang \(\overrightarrow v \)

       + Độ lớn gia tốc: \(a = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}}\)

       + Đơn vị của gia tốc: m/s2

- Véctơ gia tốc của một vật tại một điểm là một véctơ có:

+ Gốc tại vật chuyển động

+ Chiều: cùng chiều với vận tốc nếu vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, ngược chiều với chiều chuyển động nếu vật chuyển động chậm dần đều

Bài viết gợi ý: