LỜI NHẮC NHỞ CỦA NGUYỄN DUY QUA ÁNH TRĂNG

        

  1. Vài nét về tác giả
  • Tác giả Nguyễn Duy
  • Xuất hiện trong chặng cuối của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước từ khoảng năm 1972, Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Cho đến nay, Nguyễn Duy vẫn là một trong không nhiều nhà thơ thời ấu còn sung sức và còn được bạn đọc yêu thích. Có thể thấy tài năng và con đường thơ của ông phát triển và khẳng định sự gắn bó với những năm thang đầy biến động của lịch sử dân tộc. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh với chùm thơ trên báo văn nghệ năm 1972, Nguyễn Du đã chiếm được lòng mến mộ của rất nhiều độc giả.
  1. Lời nhắc nhở của Nguyễn Duy qua Ánh Trăng

              Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từng trải qua bao thử thách gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống rất gắn bó cùng thiên nhiên, cùng núi rừng nghĩa tình. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom, nước nhà thống nhất, khi được sống trong hòa bình, giữa những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” là một lần giật mình của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình dễ có ấy.

             Bài thơ là tiếng lòng, là sự suy ngẫm riêng của Nguyễn Duy, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà nhìn, mà ngẫm lại thời gian đã qua. Từ trong tâm tưởng riêng, tiếng thơ của ông như lời cảnh tỉnh, nhắc nhở . Bài thơ không chỉ là chuyện thái độ đối với những hi sinh, mất mát thời chiến tranh khi sống trong hòa bình mà còn là chuyện tình cảm nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất. Hơn nữa “Ánh trăng” còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống thủy chung với chính mình.

              Sau chiến tranh có bao việc cần làm. Cuộc đấu tranh giữa ta và địch đã chuyển sang cuộc đấu tranh tốt- xấu trong mỗi con người. Cuộc chiến này không tiếng sung nhưng vô cùng quyết liệt. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã ý thức sâu sắc nên sau khi kháng chiến đã xuất hiện nhiều tác phẩm cảnh báo, nhắc nhở.  Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cũng nằm trong văn mạch ấy.

               Bài thơ “Ánh trăng” mang dáng dấp một câu chuyện được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tâm sự này mà bộc lộ. Triển khai theo mạch hồi ức nhưng bài thơ không dài và đó là ưu điểm, bởi nhắc nhở và khuyên răn thì không nên dài mà để gọn, để thấm thía, nhà thơ mới đi được đến cùng cảm xúc của mình đối với những gì mình đã trình bày. Chỉ với 40 chữ, Nguyễn Duy đã nói được hết quan hệ của mình với trăng trong quá khứ “Hồi nhỏ…”

                 Các câu thơ như lời kể ngậm ngùi. Sự hồi tưởng quá khứ như hiện về để truy tố những ai đã quên cái ngày xưa ấy trước tòa án lương tâm. Vầng trăng tri kỉ đã bầu bạn sẻ chia nửa đời người, từ nhỏ đến trưởng thành, từ những ngày ấu thơ đến những năm tháng sự nghiệp. Những năm tháng ấy chưa xa, mới như hồi nào đây thôi, mới cái hồi nào bỡ ngỡ như “chưa bao giờ quên”. Sống thực với lòng mình, con người không giả dối, sống với thiên nhiên, núi rừng nghĩa tình, với nhân dân, đồng đội, con người sống hồn nhiên, vô tư, không tính toán.

               Chiến tranh đã đi qua, con người đã trở về, hòa với cuộc sống hòa bình nơi thành phố hoa lệ, đầy đủ tiện nghi. Có ai nỡ trách một người quen ánh điện cửa gương, nhưng thật khó tha thứ nếu như quen cuộc sống ấy mà quên đi quá khứ khó khan xưa kia. Vầng trăng tri kỉ nghĩa tình giờ chỉ như người dung qua đường.

                Lời thơ rất đỗi thân thương, tự nhiên như lời nói chuyện hàng ngày. Nhà thơ không kết tội mà chỉ dãi bày, mà tâm sự bởi nếu phê phán hay kết tội sẽ khiến người đọc nghi ngờ sự chân thành. Và hình như nhà thơ cũng không có ý định thanh minh bởi người ta chỉ thanh minh với những người thân quen, không thanh minh với tri kỉ. Khổ thơ đã trình bày một sự thật bằng một tình cảm rất thật.

                 Ba khổ thơ trước là hồi ức, ba khổ thơ sau là thực tại. Mạch thơ chuyển bởi các từ “Thình lình”, “vội”,…Khổ thơ trình bày một tình huống đèn điện tắt khiến con người phản ứng tương ứng, vội bật tung cửa sổ. Trăng vẫn thế, còn cái đột ngột là của con người. Con người bất ngờ gặp lại, bất ngờ nhận ra những người bạn mà bản thân mình vô tình lãng quên.

Gặp lại cố nhân, hồi ức xưa sống lại trong niềm cảm xúc rưng rưng:

                                           như là đồng là bể

như là sông là rừng

Đó không chỉ là niềm cảm xúc dâng trào trong nghẹn ngào con người khi gặp lại cố nhân mà còn là gặp lại những giá trị thiêng liêng của chính bản thân mình.

                 Khi ta có lỗi, giá như người kia trách móc, mắng mỏ. Nhưng không, ánh trăng im phăng phắc, sự cao thượng, sự bao dung, càng khiến nỗi ân hận thêm tái tê.

                 Chọn ánh trăng để gửi lời nhắn chớ bao giờ quên, chớ bao giờ phụ bạc quá khứ, phụ bạc những gì mình từng tôn thờ, trân trọng. Đây là một cách lựa chọn có chiều sâu văn hóa mang tầm khái quát cao, giàu chất thơ cho lời nhắc nhở thêm thấm thía.

Bài viết gợi ý: