GỢI Ý LÀM BÀI
- Cảm xúc về sông Đuống, biểu tượng của quê hương.
- Vẻ đẹp Kinh Bắc trong hồi tưởng quá khứ.
- Lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu giải phóng quê hương.
1. MỞ BÀI
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Hoàng Cầm tạm xa gia đình đi chiến đấu còn cha mẹ, vợ con của nhà thơ ở lại quê hương nơi phía Nam Sông Đuống - vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn hiến.
Vào một đêm tháng 4-1968, Hoàng Cầm đã viết bài thơ Bên kia sông Đuống trong tâm trạng ngổn ngang bao cảm xúc sau khi nghe tin quân giặc chiếm đóng và tàn phá quê hương. Cùng với dòng cảm xúc tuôn trào ấy, bài thơ đã tái hiện một thế giới Kinh Bắc thật tươi đẹp qua tất cả những gì đáng yêu đáng nhớ và gần gũi nhất với tác giả. Tuy viết về một miền quê cụ thể nhưng những gì mà bài thơ mô tả, thổ lộ vẫn có ý nghĩa tiêu biểu cho nhiều miền quê trên đất nước. Do đó bài thơ đã khơi dậy trong tâm hồn mỗi người Việt Nam biết bao yêu thương tha thiết đối với đất nước của mình.
2. THÂN BÀI
+ Cảm xúc về sông Đuống, biểu tượng của quê hương
Cảm xúc chung hình ảnh sông Đuống. Sự trộn lẫn giữa hình ảnh quá khứ với cảm nghĩ trong hiện tại. Hoàng Cầm đã gợi cảm xúc chung cho cả bài thơ. Hai câu mở đầu giống như gợi tâm sự và lời nhắn nhủ thiết tha:
Em ơi... sông Đuống.
Dường như nhân vật em là người con gái Kinh Bắc, con người mơ hồ không xác định cụ thể - đâu chỉ là một thủ pháp trữ tình bởi nhà thơ cần một đối tượng đồng cảm để bày tỏ tình yêu quê hương. Do đó nhà thơ viết em...chi. Nhưng thực ra lòng nhà thơ đang buồn rầu, nhà thơ muốn đưa em về bên kia sông Đuống nhưng thực ra là nhà thơ muốn đưa chính mình trở về miền quê yêu và dòng thơ là hậu duyên, thanh bàn, tạo một kiến yên tĩnh của quá khứ, miền quê ấy là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn linh thiêng của một vùng tâm thức một vùng kỉ niệm. Ngày xưa là phạm trù thời gian, quá khứ, cát trắng phẳng lì gợi một không gian êm mát đầy thanh thản trong lòng của cái nguyên sơ.
Dòng sông ấy được tái hiện trong thế động nhưng cái động lặng lẽ của một giai nhân, một sinh thể sống.
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Dòng sông như được chiếu sáng bởi ánh mặt trời và mặt trăng. Vì nó tái hiện trong tình yêu và nỗi nhớ nên lúc nào cũng lấp lánh trong tâm tưởng nhà thơ. Đặc sắc nhất là dòng thơ “Nằm... kì”. Nó choãi ra tạo nên một hình thế của dòng sông, một tính cách đôn hậu duyên dáng giàu nữ tính của một nhân vật. Câu thơ tám (8) tiếng thì 4 tiếng đầu thanh bằng gợi một dòng chảy bình lặng êm ả bất ngờ chói lên 2 thanh trắc kháng chiến tạo một khúc quanh bất ngờ, những lớp sóng dậy lên và sau đó nó trở lại cái dáng điệu hiền hòa xưa cũ bằng 2 thanh bằng trường kì. Dĩ nhiên cái ấn tượng kháng chiến ở trong dòng thơ không chỉ là thanh trắc gắt chói mà ý nghĩa của từ ấy nữa. Sông Đuống và vùng quê Kinh Bắc đang ở trong một hoàn cảnh bất thường.
Cái vần cuối dòng thơ kết lại với các dòng thơ khác tạo nên một tiếng thầm thì, rủ rỉ như tâm sự, như thắc thỏm một niềm thương nỗi nhớ một cách mơ hồ lo lắng khôn nguôi. Vâng, một nỗi lo âu được đánh thức, một niềm trăn trở vì tình yêu quê hương được đánh thức. Do đó sông Đuống đã được nhân hóa, có dáng hình có tính cách để mà tâm sự giãi bày. Trong câu thơ tiếp theo có sự trộn lẫn giữa hình ảnh trong quá khứ với cảm nghĩ trong hiện tại của nhà thơ.
Xanh xanh... rụng bàn tay
Sông Đuống là quê hương Kinh Bắc, bên kia sông Đuống càng đẹp hơn trong chia li xa cách. Có điều, nếu những hình ảnh quá khứ ấy càng đẹp đẽ, càng đầy sức sống thì càng gợi thêm trong lòng nhà thơ bao nỗi đau đớn xót xa. Đó là nỗi đau xót được cảm nhận cụ thể bằng nỗi đau nhục thể như đã mất đi những gì quý nhất của cuộc đời con người. Bởi vì người ta thường nói: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”
+ Vẻ đẹp Kinh Bắc trong hồi tưởng quá khứ
Cảnh Kinh Bắc người Kinh Bắc. Từ sông Đuống, dòng hồi tưởng của Hoàng Cầm đã mở rộng tới quê hương Kinh Bắc cụm từ “Quê hương ta” vang lên đầy tự hào, biểu hiện thực sự gắn bó máu thịt với quê hương. Ba câu: “Quê hương ta... giấy điệp”, đã gợi cho độc giả cảm nhận được sự trù phú tươi đẹp của một vùng đất.
Nhà thơ không liệt kê khô khan những sản phẩm đặc thù mà kể bằng giọng đầm ấm xúc động. Những tính từ chỉ phẩm chất được tung ra dậy sắc hương. Thơm nồng là khứu giác: tươi trong là thị giác, sáng bừng là linh giác. Vì thế sáng bừng là điểm nhấn lung linh nhất nó đưa màu dân tộc của vùng quê hương Kinh Bắc nhập vào gia tài văn hóa đất nước. Kinh Bắc tiêu biểu cho văn hóa dân tộc; là linh hồn xứ sở. Màu dân tộc vừa có nghĩa đen là loại chất liệu riêng rất dân dã dùng vẽ tranh Đông Hồ, vừa có nghĩa bóng để chỉ tính chất dân tộc, hồn dân tộc đậm đà trong đó. Kinh Bắc cũng là xứ sở có nhiều đền chùa để người ta hội hè đình đám.
Khung cảnh thật tươi vui đầm ấm với bao nhiêu màu sắc rực rỡ, bao lời ca tiếng hát. Một cuộc sống bình yên như thế, êm đềm như thế
Một làn nắng cũng mang điệu dân ca
Những cô Tấm ngày xưa như cũng về đây trong mùa trẩy hội
Cuộc sống này đã có từ ngàn xưa và sẽ còn mãi mãi trong mơ ước, khát vọng của mỗi người dân Kinh Bắc. Kinh Bắc còn là một miền đất với những cảnh buôn bán làm ăn thật nhộn nhịp, tấp nập, đông vui.
Chợ Hồ, chợ Sủi... nghẽn lối
Những tên đất, những địa danh với hình ảnh con người trong cuộc đời thường như lúc nào cũng hạnh phúc trong ngày hội. Thế giới những con người Kinh Bắc giản dị là thế giờ đây trong tâm trí nhà thơ có sáng dậy tươi trong. Cái màu nâu mà Tố Hữu đã gọi là “màu quê hương bền bỉ đậm đà”, cái màu mà Nguyễn Đình Thi đã nói “Gái trai cùng một áo nâu nhuộm bùn” ấy được Hoàng Cầm khắc họa thật dễ thương, ta nghe được cái màu dị ấy:
Những em sột soạt quần nâu
Ta thấy được:
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa màu
Cả “những người thợ nhuộm” ở Đông Tĩnh, Huê Cầu cũng náo nức trong ngày chợ phiên... Nhân vật đáng yêu đáng nhớ nhất với Hoàng Cầm là hình ảnh những người con gái Kinh Bắc. Hình như cả bài thơ trở nên trữ tình sâu lắng là nhờ hình tượng, nhờ giọng điệu đầy nữ tính của nó. Những người chăm chỉ ươm tơ dệt lụa, tần tảo, bươn bả sớm khuya. Đặc biệt là cô hàng xén răng đen không giống giai nhân buồng the trướng gấm mà có vẻ đẹp thục nữ quê hương xiết bao tình tứ. Khuôn mặt búp sen đâu chỉ có ý nghĩa tạo hình mà thoang thoảng làn hương e ấp, khuôn mặt búp sen khơi gợi giấc mộng bình yên của làng quê nhiều chùa chiền, với tinh thần Phật giáo lâu đời...
Khuôn mặt xinh xắn với màu phơn phớt hồng ấy kết hợp với nụ cười đủ hắt lên một ánh sáng kì diệu. Nắng là sức sống nhưng mùa thu là dịu dàng. Từ nét cười đen nhánh ấy Hoàng Cầm đã bâng khuâng nhận ra hồn riêng Kinh Bắc với những ngày trên thôn dã. Nụ cười “như mùa thu tỏa nắng” đã làm dịu mát một không gian, một niềm tâm tưởng. Nó tỏa niềm vui tươi sáng như gợi vẻ đẹp hiền hậu, kín đáo dịu dàng giống nắng nhẹ mùa thu.
- Lòng căm thù giặc và ý chí
- Ước mơ về cuộc chiến chiến đấu giải phóng quê hương tranh toàn dân
- Những câu hỏi
- Cảnh quê hương bị tàn phá
- Những cảnh những con người
Quân giặc tràn đến quê hương đã làm tiêu tan tất cả. Cuộc sống thanh bình đã lùi vào quá khứ và những câu hỏi vang lên gợi bao nỗi tiếc thương đau xót, ngậm ngùi.
- Bây giờ tan tác về đâu.
- Chuông chùa căng bằng nay người ở đâu.
- Bây giờ đi đâu về đâu?
Giờ đây chỉ còn hiện tại đầy đau thương tang tóc bởi những tội ác tàn bạo của kẻ thù. Thay vào bức tranh tươi sáng quá khứ, ta gặp hình ảnh thực tại tối sầm, tác giả như ngơ ngác để rồi uất ức tiếc hận:
Quê hương ta từ ngày... lê sắc màu
Tất cả đều dữ dội. Một thế giới của tàn bạo và điêu linh hiện lên rõ nét, đập mạnh vào cảm giác: lửa ngùn ngụt, chó ngộ từng đàn; đám cưới chuột tan tác, mẹ con đàn lợn chia lìa... Phiên chợ đông vui là thế giờ đây chỉ nghe tiếng “xì xồ cướp bóc” và hình ảnh thật đau lòng:
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông
+ Trong chiến tranh nạn nhân tội nghiệp nhất là những người mẹ, nhất là mẹ già vẫn phải vất vả kiếm sống. Hoàng Cầm đã viết về những người mẹ ấy từ chính mẹ đẻ của mình:
Mẹ già lại quẩy gánh bạc phơ
Trong chiến tranh, nạn nhân vô cùng tội nghiệp còn là những em bé. Đây là những vần thơ đầy xót xa day dứt của tình cảm cha con. Trong nỗi nhớ thương khắc khoải của người cha đi chiến đấu xa nhà, hình ảnh những đứa con hiện lên thật đáng thương. Chẳng những chúng phải chịu đói khát mà còn thường xuyên sống trong sợ hãi bởi sự đe dọa của kẻ thù.
Bên kia sông Đuống
Ta có đàn... tránh đạn
Những cảnh ấy đều được viết ra từ lòng căm thù của nhà thơ. Từ tình yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc Hoàng Cầm đã thể hiện được ý chí chiến đấu giải phóng quê hương. Lời thơ vang lên thật hào hùng với những hình ảnh mạnh mẽ, quyết liệt của cuộc chiến tranh toàn dân.
Bộ đội bên kia... dân quân cày bừa
Ý chí chiến đấu phát triển mạnh mẽ nhất và ước mơ ngày mai không còn bóng giặc, một mùa xuân thanh bình lại trở về với những hội hè tưng bừng như thuở xưa một vùng Kinh Bắc bên kia sông Đuống. Hình ảnh cô gái Kinh Bắc trở lại nhưng không buồn nữa như ở phần đầu bài thơ. Trái lại rất vui sướng và say mê cuộc sống mới chan hòa ánh sáng mùa xuân. Không phải chỉ Bên kia sông Đuống mà dường như khắp đất nước non sông.
Bao giờ về bên kia sông Đuống... xuân xanh
3. KẾT LUẬN
Qua bài thơ Bên kia sông Đuống mỗi người đọc Việt Nam đều thêm yêu quê hương đất nước của mình, thêm gắn bó với mảnh đất mà cha ông đã xây dựng, bồi đắp từ bao đời; thêm tự hào về những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; thêm cảm mến những người đã đi qua cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì đầy gian khổ, hi sinh và làm nên chiến thắng.