I - LỰC HƯỚNG TÂM

1. Định nghĩa

Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.

Lực hướng tâm không phải là lực mới không có tính chất riêng như các lực ở trên

2. Biểu thức lực hướng tâm

${F_{ht}} = m{a_{ht}} = \frac{{m{v^2}}}{r} = m.{\omega ^2}r$

Trong đó:

     + Fht: là lực hướng tâm (N)

     + aht: là gia tốc hướng tâm (m/s2)

     + m: là khối lượng của vật (kg)

     + r : là bán kính quỹ đạo tròn (m)

     + v:  là tốc độ dài của vật chuyển động tròn đều (m/s)

     + $\omega$: là tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều (rad/s)

3. Ví dụ

+ Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò lực hướng tâm, giữ cho vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất.

+ Đặt một vật trên bàn quay, lực ma sát nghĩ đóng vai trò lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn.

+ Đường ôtô và đường sắt ở những đoạn cong phải làm nghiên về phía tâm cong để hợp lực giữa trọng lực và phản lực của mặt đường tạo ra lực hướng tâm giữ cho xe, tàu chuyển động dễ dàng trên quỹ đạo.

II - LỰC QUÁN TÍNH LI TÂM

Trong HQC gắn với người ngồi trên xe chuyển động, ta thấy rằng đây là hệ quy chiếu có gia tốc hướng tâm nên sẽ xuất hiện một lực quán tính có độ lớn bằng lực hướng tâm nhưng ngược hướng, lực quán tính này sinh ra gia tốc $- {\overrightarrow a _{ht}}$ làm cho vật chuyển động rời khỏi tâm quay nên được gọi là lực quán tính li tâm

Chuyển động ly tâm: Khi lực hướng tâm không đủ lớn để giữ cho vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo, vật sẽ bị văng ra khỏi quỹ đạo chuyển động tròn, chuyển động đó được gọi là chuyển động li tâm (rời tâm)

Bài viết gợi ý: