I. Dấu hai chấm

Tác dụng của dấu hai chấm:

- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

VD:

Loan hoảng hốt nói với Hoa:

- Chúng mình muộn giờ thi rồi.

- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

VD:

Trên bàn bày la liệt đủ thứ: Sách, vở, hộp thuốc, giấy tờ, bát, đĩa,…

II. Dấu ngoặc kép

Tác dụng của dấu ngoặc kép:

- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

VD:

Hòa nghĩ: “Mình không thể làm mẹ buồn thêm nữa”.

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.

VD:

Cả lớp ồ lên thích thú, thì ra là Ngọc “danh ca” đã quyết định đứng lên hát một bài.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

VD:

Ngọc nói với mẹ: “Con hứa sẽ cố gắng chăm học mẹ ạ”.

III. Dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang:

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

VD:

- Anh đi đâu đấy?

- Anh vừa đi họp về.

- Đánh dấu phần chú thích.

VD:

Lan – hoa khôi của trường là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp cả nết.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

VD:

Công việc cần làm trong ngày:

- Nấu cơm

- Dọn dẹp nhà cửa

- Đón em

- Hoàn thành bài tập

Bài viết gợi ý: