I.Gen:

  1. Khái niệm:

 Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN

  2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc:


* Gen cấu trúc có 3 vùng :

- Vùng điều hoà đầu gen :  Ở đầu 3’ của mạch gốc ; mang tín hiệu khởi động

- Vùng mã hoá : mang thông tin mã hoá a.a


- Sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh

- Sinh vật nhân chuẩn vùng mã hóa có đoạn mã hóa aa (exon) nằm xen kẽ các đoạn không mã hóa aa (intron) gọi là gen phân mảnh

- Vùng kết thúc : Ở đầu 5’ của mạch gốc, nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã

II. Mã di truyền:

1.Khái niệm:  Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin


2. Đặc điểm :

- Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit

- Trên mARN mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’- 3’, các bộ ba mã sao trên mARN được gọi là condon

- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu, các bộ ba không gối lên nhau

-Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau

- Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi a.a được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau

- Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều được mã hoá theo 1  nguyên tắc chung ( từ các mã giống nhau )

- Có 64 bộ ba : 61 bộ ba mã hóa 20 aa, ba bộ ba kết thúc không mã hóa ra aa nào là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’

- bộ ba mở đầu là 5’ AUG 3’

III. Qúa trình nhân đôi của ADN

* Thời điểm : trong nhân tế bào , tại các  NST, ở pha s  kì trung gian giữa 2 lần phân bào

*Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

* Thành phần tham gia:  ADN khuôn, các loại nuclêôtit tự do, các loại enzim.

Helicaza : tháo xoắn

Ligaza: nối các đoạn okazaki

AND-polimeraza: tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’

* Diễn biến :


+ Cả 2 mạch đều làm khuôn để tổng hợp AND mới,

+ Mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’-3’do AND-polimeraze  chỉ có bổ sung nucleotit mới vào nhóm 3’-OH

+  mạch từ 3'→5' làm khuôn mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch từ 5'→3' làm khuôn thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn. mỗi đoạn nhỏ đò gọi là đoạn okazaki

+ Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do theo nguyên tắc bổ sung :

       A gốc  =  T môi trường,        T gốc  =  A môi trường,        G gốc  =  X môi trường,        X gôc  =  G môi trưòng

* Kết quả :       1 phân tử ADN mẹ  qua một lần tự sao tạo ra 2 phân tử ADN  con

*Ý nghĩa :     Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định (1 NST nhân đôi thành 2 NST giống hệt nhau)

*Thông tin di truyền trong AND được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua phiên mã (tạo ARN) và dịch mã (tạo protein)

 


Bài viết gợi ý: