BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

 

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM:

 

 I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:

       1.Định nghĩa:

-  Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

-  Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

      2.Phân loại:

Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.

Nguyên tố vi lượng gồm: , Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:

- Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.

Ví dụ:

+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi

+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

-Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây.

-Bảng vai trò của một số nguyên tố khoáng:

                              

- Dấu hiệu thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng:

                                                          

III.  Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây:

      1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây:

- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion). Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.

      2. Phân bón cho cây trồng:

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.

Ví dụ: Nếu Mo nhiều trong rau thì động vật ăn rau có thể bị ngộ độc, người ăn rau bị bệnh gút (bệnh thống phong).

 

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Câu 1: Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong

A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.

D. dung dịch dinh dưỡng có magiê.

 

Câu 2:  Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở nhưng lá già. Nguyên tố khoáng đó là

A. nitơ.       B. canxi.

C. sắt.       D. lưu huỳnh.

 

 

Câu 3: Vai trò của phôtpho trong cơ thể thực vật:

A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

B. Là thành phần của protein, axit nucleic.

C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng.

D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

 

 

Câu 4: Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như

A. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

B. lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

C. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

D. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.

 

 

Câu 5: Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như

A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

B. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

C. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.

D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

 

BẢNG ĐÁP ÁN

Câu 1 C

Câu 2 A

Câu 3 D

Câu 4 B

Câu 5 D

 

                        LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Để xác định vai trò của một nguyên tố nào đó với cây trồng, người ta thường trồng cây trong điều kiện thiếu nguyên tố đó, để xác định vai trò thông qua biểu hiện của lá

Câu 2: Đáp án A

Triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở nhưng lá già. Đó là thiếu nguyên tố nitơ. Vì nguyên tố N tham gia cấu trúc diệp lục, lục lạp và là thành phần trong các enzim, xảy ra ở lá già là vì lá non lượng enzim chưa có hoặc rất ít.

Câu 3: Đáp án D

Vai trò của nguyên tố P: Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Câu 4: Đáp án là B

Biểu hiện của việc thiếu P: lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Câu 5: Đáp án D

Biểu hiện của việc thiếu K: lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

 

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

   Câu 1:  Vai trò của kali trong cơ thể thực vật :

A. Là thành phần của protein và axit nucleic.

B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.

C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

 

 

Câu 2: Cây có biểu hiện : lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chất là do thiếu

A. photpho.       B. canxi.

C. magie.       D. nitơ.

 

 

 

Câu 3: Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :

A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.

 

Câu 4: Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại ?

A.Mg2+.

B. Ca2+.

C.Fe3+.

D. Na+

 

 

Câu 5: Nước không có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật?

I.Quyết định sự phân bố thực vật trên Trái Đất

II. Là thành phần bắt buộc của bất kì tế bào sống nào

III. Là dung môi hòa tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ.

IV. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất.

V. Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra.

VI. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

VII. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.

VIII. Kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra.

Số phương án đúng là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 6: Quá trình hấp thu bị động ion khoáng có đặc điểm I. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

II. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.

III. Không cần tiêu tốn năng lượng.

IV. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

Số phương án đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7: Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nội dung đúng?

I.Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hóa học

II. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.

III. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hóa học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây.

IV. Nước tự do không giữ được các đặc tính vậy lí, hóa học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 8: Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ các đặc điểm sau đây:

I.Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.

II. Có không bào phát triển lớn

III. Độ nhớt của chất nguyên sinh cao

IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn.

Số phương án đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

I.Nguyên tố khoáng đại lượng được cây sử dụng số lượng lớn để xây dựng các chất hữu cơ chủ yếu của chất sống.

II. Độ ngậm nước, độ nhớt của hệ keo, phụ thuộc phần lớn vào các ion khoáng như K+ , Ca2+…

III. Các ion có hóa trị 1 như K+ làm hạt keo giữ nhiều nước. Ngược lại các ion hóa trị 2, hóa trị 3 như Ca2+ làm hạt keo ít ngậm nước.

IV. Lá non chứa nhiều Ca2+, còn lá già chứa nhiều K+ .

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3

Câu 10: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng cần sự góp phần của yếu tố nào?

I.Năng lượng ATP

II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

III. Enzim hoạt tải.

IV. Lưới nội chất

V. Bộ máy Gongi

Số phương án đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

I.Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim.

II. Một số nguyên tố khoáng vi lượng thường gặp là Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K…

III. Trong 74 nguyên tố hóa học được tìm thấy trong cơ thể thực vật chỉ có 11 nguyên tố đại lượng , số còn lại là nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.

IV. Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12: Cho các nguyên tố:

(1) Nitơ, (2) Sắt, (3) Kali, (4) Lưu huỳnh, (5) Đồng, (6) Photpho, (7) Canxi, (8) Coban, (9) Kẽm.

Có bao nhiêu nguyên tố đa lượng?

A. 3.

B. 4.

C. 5

D. 6.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

I.Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu.

II. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn mở.

III. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm.

IV. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại.

Số phương án đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 0.

Câu 14: Cho các nguyên tố: I. Clo, II. Đồng, III. Canxi, IV. Magie, V. Photpho, VI. Sắt, VII. Coban, VIII. Lưu huỳnh, IX. Kali, X. Mo. Có bao nhiêu nguyên tố vi lượng?

A. 3.

B. 4.

C. 5

D. 6.

Câu 15:  Cho các phát biểu sau:

I.Nito có chức năng chủ yếu là duy trì sự cân bằng ion trong tế bào.

II. Thực vật hấp thụ nito dưới dạng NH4+ và NO3-.

III. Để bổ sung nguồn nito cho cây, con người thường sử dụng phân hữu cơ.

IV. Kali có chức năng chủ yếu là biến đổi thế nước trong tế bào, là nhân tố phụ gia của enzim.

V. Thực vật hấp thụ Kali dưới dạng nguyên tố K.

VI. Để bổ sung nguồn Kali cho cây, con người thường sử dụng dạng phân tổng hợp N, P, K.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

I.Nước, muối khoáng đi từ rễ lên thân, phải qua bó mạch gỗ.

II. Tùy theo thế nước trong mạch rây, nước có thể chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hay ngược lại.

III. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ phải qua mạch rây.

IV. Tùy theo chất hữu cơ được tổng hợp nhiều hay ít chất hữu cơ có thể chuyển từ mạch rây sang mạch gỗ.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17: Cho các phát biểu sau:

I.Thực vật không cần nguyên tố Pb.

II. Quá trình hấp thu nước và chất khoáng không liên quan đến quá trình hô hấp của rễ.

III. Cây không sử dụng được N2 trong không khí vì lượng N2 trong khí quyển có tỉ lệ quá thấp.

IV. Để bổ sung nguồn nito cho cây, con người thường bón supe lân, apatit.

V. Thực vật hấp thụ nito dưới dạng NH4+ và NO3-.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 18: Đạm hữu cơ được gọi là đạm khó tiêu hơn so với đạm vô cơ vì

I.Sau khi bón, đạm vô cơ chuyển sang trạng thái ion rất nhanh, cây có thể sử dụng ngay.

II. Đạm hữu cơ giàu năng lượng, cây khó có thể sử dụng ngay được.

III. Đạm hữu cơ cần có thời gian biến đổi để trở thành dạng ion, cây mới sử dụng được.

IV. Đạm vô cơ chứa các hoạt chất, kích thích cây sử dụng được ngay.

Số phương án đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây hút nước và khoáng dễ dàng hơn vì

I.Nước ở trạng thái mao dẫn, rễ dễ sử dụng dạng nước này. II. Đất thoáng có nhiều oxi, tế bào rễ được cung cấp năng lượng và hoạt động hút nước và khoáng xảy ra theo hình thức chủ động.

III. Đất tơi xốp là dạng đất tốt, chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cho cây.

IV. Đất tơi xốp chứa nhiều dạng nước trọng lực cây rất dễ sử dụng.

Số phương án đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Câu 20: Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì

I.Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.

II. Giọt nước động trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.

III. Lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước cây vẫn không hút được nước.

IV. Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá

Số phương án đúng là

A. 1

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

 

                                                                     

                                                 BẢNG ĐÁP ÁN

 

Câu1B

Câu2B

Câu3D

Câu4A

Câu5A

Câu6B

Câu7C

Câu8C

Câu9B

Câu10C

Câu11C

Câu12C

Câu13A

Câu14C

Câu15C

Câu16C

Câu17B

Câu18B

Câu19B

Câu20C

Bài viết gợi ý: