Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 1:
Phần 1. Giới thiệu chung về thế giới sống
Các Cấp Tổ Chức Của Thế Giới Sống
I. Các Cấp Tổ Chức Của Thế Giới Sống
- Thế giới sống được tổ chức được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:
Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển.
Hình 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống.
- Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Hình 2. Sơ đồ minh họa các cấp tổ chức sống chính.
- Tế bào là đơn vị cấu tạo mọi cơ thể sinh vật.
- Tế bào:
+ Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.
+ Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
II. Đặc Điểm Chung Của Các Cấp Tổ Chức Sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
- Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội hơn.
Hình 3. Hình minh họa tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường àsinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.
+ Ví dụ: Quá trình tiến hóa của con người hình thành loài người hiện đại hiện nay.
Hình 4. Quá trình tiến hóa của con người.
Hình 5. Quá trình phát triển phôi của một số động vật có xương sống.
- Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau → Thế giới sống đa dạng và phong phú.
Bài Tập Lý Thuyết.
A. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Hệ cơ quan.
B. Mô.
C. Cơ thể.
D. Cơ quan.
* Hướng dẫn giải:
- Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành mô.
Nên ta chọn đáp án B.
Câu 2: Hoạt động nào sau đây xảy ra ở tế bào sống?
A. Trao đổi chất.
B. Sinh trưởng và phát triển.
C. Cảm ứng và sinh trưởng.
D. Tất cả các hoạt động nói trên.
* Hướng dẫn giải:
- Trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh trưởng là các hoạt động của tế bào sống.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 3: Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào?
A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống.
C. Được cấu tạo từ các mô.
D. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử vào bào quan.
* Hướng dẫn giải:
- Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử vào bào quan. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống và là đơn vị chức năng của tế bào sống.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 4: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:
A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã.
B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.
C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái.
D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
* Hướng dẫn giải:
- các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao: Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 5: Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống:
A. Một hệ thống mở.
B. Có khả năng tự điều chỉnh.
C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
D. Cả A, B, C, đều đúng.
* Hướng dẫn giải:
- Một hệ thống sống là một hệ thống mở có khả năng tự điều chỉnh. Và thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 6: Cho các ý kiến sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
* Hướng dẫn giải:
- (1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Liên tục tiến hóa.
(3) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(4) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
Nên ta chọn đáp án A.
Câu 7: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là?
A. Trao đổi chất và năng lượng.
B. Sinh sản.
C. Sinh trưởng và phát triển.
D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi.
* Hướng dẫn giải:
- Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 8: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là?
(1) Cơ thể.
(2) Tế bào.
(3) Quần thể.
(4) Quần xã.
(5) Hệ sinh thái.
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là:
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5.
B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1.
D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.
* Hướng dẫn giải:
- Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là: 2 → 1 → 3 → 4 → 5.
Nên ta chọn đáp án A.
Câu 9: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.
B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.
D. Nguyên tắc bổ sung.
* Hướng dẫn giải:
- Nguyên tắc thứ bậc là “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn”.
Nên ta chọn đáp án A.
Câu 10: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể.
B. Quần thể.
C. Quần xã.
D. Hệ sinh thái.
* Hướng dẫn giải:
- "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống quần thể.
Nên ta chọn đáp án B.
B. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho các nhận định sau đây về tế bào:
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bừng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Tổ chức sống nào dưới đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại:
A. Cơ thể.
B. Quần thể.
C. Quần xã.
D. Hệ sinh thái.
Câu 3: Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là:
A. Sinh quyển.
B. Hệ sinh thái.
C. Loài.
D. Hệ cơ quan.
Câu 4: Tập hợp nhiều tế bào cùng loài và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Hệ cơ quan.
B. Mô.
C. Cơ thể.
D. Cơ quan.
Câu 5: Tổ chức nào sau đây là bao quan:
A. Não bộ.
B. Tim.
C. Phổi.
D. Ribôxôm.
Câu 6: Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên:
A. Quần thể.
B. Loài.
C. Quần xã.
D. Sinh quyển.
Câu 7: Tập hợp các cơ quan, bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là:
A. Mô.
B. Bào quan.
C. Đại phân tử.
D. Hệ cơ quan.
Câu 8: Đặc điểm chung của prôtêin và axit nuclêic là:
A. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào.
B. Đại phân tử có cấu trúc đa phân.
C. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin.
D. Đều được cấu tạo từ các nuclêic.
Câu 9: Đặc điểm chung của trùng roi, amip, vi khuẩn là:
A. Đều thuộc giới động vật.
B. Đều có cấu tạo đơn bào.
C. Đều thuộc giới thực vật.
D. Đều là những cơ thể đa bào.
Câu 10: Hệ thống các nhóm mô được sắp xếp để thực hiện một loại chức năng thành lập nên ..… và nhiều …. tạo thành hệ ….
Từ đúng điền vào chỗ trống là:
A. Tế bào.
B. Cơ thể.
C. Cơ quan.
D. Bào quan.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
A |
B |
D |
B |
D |
B |
B |
C |