a) Hoàn cảnh sáng tác
Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ và chiến sĩ cách mạng.
b) Sắc thái tâm trạng của bài thơ
Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay.
Hai nhân vật trữ tình là: người ra đi (đại diện cho nhũng người kháng chiến) và người ở lại (đại diện cho những người dân Việt Bắc).
c) Lối đối đáp
Hai nhân vật đều xưng – gọi là mình và ta
– Người ở lại gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó suốt 15 năm.
– Người ra đi cũng cùng tâm trạng ấy.
– Đoạn thơ đã gợi tả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nhớ thương tuôn chảy.