Đề bài : Viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa bức ảnh sau :
Hướng dẫn :
Mở bài :Giới thiệu hiện tượng:
Bức hình trên có hai biểu tượng” Facebook” và “chiếc đồng hồ thời gian”.Có thể thấy Face đang gặm nhấm và dần độc chiếm quỹ thời gian của chúng ta. Đây là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, khi mỗi chúng ta đang dành quá nhiều thời gian để lướt facebook mỗi ngày.
Thân bài : Nêu thực trạng vấn đề
+ Luận điểm phụ : Face là gì ?
Facebook là một website truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng.
Thành viên đã đăng ký có thể tạo hồ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá nhân, thông tin liên lạc, và những thông tin cá nhân khác. Người dùng có thể trao đổi với bạn bè và những người khác thông qua tin nhắn cá nhân hoặc công cộng và tính năng chat của Facebook. Họ cũng có thể tạo và gia nhập nhóm ưa thích hay “trang yêu thích”
Tính đến tháng 9 năm 2012, Facebook hiện có hơn một tỷ thành viên tích cực trên khắp thế giới. Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Hiện tại, Facebook có số lượt truy cập đứng thứ 2 của thế giới sau Google.
+ Luận điểm chính 1: Bàn về ý nghĩa bức hình. Bức hình nói về tác hại lớn nhất của face là làm mất quá nhiều thời gian của người dùng.
Face đang là mối quan tâm hàng đầu với nhiều bạn trẻ. Chỉ cần gõ từ khóa “Facebook” trên Google chúng ta sẽ thấy khoảng 18.330.000.000 kết quả trong 0,39 giây. Hiện nay, nhiều người đang dành quỹ thời gian quý báu của mình để lướt Facebook:
-Các Doanh nghiệp, công ty , những người bán hàng vào Face để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
– Người nổi tiếng có thể dùng các fanpage để quảng bá tên tuổi, tăng lượng fan,…
– Đối với nhiều người, Face là nơi chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, thông tin , hình ảnh, kết bạn bốn phương , hoặc chơi Game, ….
-Có người dùng mạng xã hội với mục đích xấu: Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ chính quyền, cá nhân,…
-Chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăng ảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống, câu like…là chủ yếu.
Dẫn chứng , phân tích:
-Theo thống kê ở Việt Nam ,mỗi tháng Facebook thu hút 30 triệu người dùng, trong số đó có 27 triệu người truy cập mạng xã hội lớn nhất thế giới qua thiết bị và kết nối di động. Nếu tính theo ngày, con số này là tương ứng là 20 triệu và 17 triệu, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Có nghĩa, mức sử dụng Facebook ở Việt Nam đang cao hơn 13% so với mức trung bình trên thế giới.Hiện nay,người Việt trung bình mỗi ngày lướt face 2,5 giờ. Nhiều người dành gần hết quỹ thời gian trong ngày để lướt facebook, hầu như không thể rời khỏi chiếc điện thoại .Họ đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mình vào FB để rồi sao lãng học hành, công việc.Những mối quan hệ thân thiết trở nên dãn ra, không gian dành cho bạn bè cũng không có, và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những điều xảy ra xung quanh mình.
-Khoảng 75% người dùng Việt nằm trong độ tuổi 18-34 và họ truy cập Facebook chủ yếu để trò chuyện, theo dõi tin tức của bạn bè hoặc vào các trang Facebook của những thương hiệu mà họ quan tâm.
-Mỗi khi viết câu gì đó (status), hay post ảnh lên , đa phần mọi người chỉ ngồi đợi xem có ai like hay bình luận gì không, rồi hàng giờ liền ngồi bình luận (comment), like lại. Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để tán gẫu, trò chuyện, cứ vài phút lại lướt FB một cách vô thức. Không vào được FB họ thấy bứt rứt, khó chịu, không yên. Họ quên ăn, mất ngủ vì nó. Họ mua điện thoại, laptop cũng chỉ vì muốn được FB ở khắp mọi nơi. Có những con nghiện, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa lên đó, thậm chí, mua cái áo mới cũng chụp hình lên để mọi người cùng “chém gió”, đang ăn cũng phải viết mấy status để cập nhật, vừa tắm xong cũng vào đó than “Lạnh quá!”, đang chạy thoát hiểm cũng vào FB. Có bạn nữ đăng cả ảnh mẹ nằm bất động dưới chân cầu thang kèm theo dòng status: ” Thương mẹ ngã cầu thang “. Thiết nghĩ, nhìn thấy người thân ngã cầu thang mà không giúp đỡ, bạn nữ ấy còn có thời gian chụp hình rồi đăng lên mạng xã hội thì thật đáng phê phán. Bức hình ngay lập tức nhận được rất nhiều like và comment của bạn bè.
+ Luận điểm chính 2 : Nêu nguyên nhân của hiện tượng
-Nhiều người cảm thấy thích thú khi ảnh và status của mình được nhiều like, nhiều comment, và face cá nhân được nhiều người theo dõi.Vào facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Nhiều người còn sống với Facebook. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy.
-Nghiện facebook là một trong những cái khó có thể dứt bỏ ra, vì nó đã trở thành thói quen cần phải làm hằng ngày, check in thường xuyên.
Luận điểm 3 : Đề xuất giải pháp :
+ Mỗi ngày nên dành bao nhiêu thời gian để vào facebook?
+ Làm thế nào để phân bố thời gian hợp lí giữa công việc- gia đình- bạn bè- giải trí- …và facebook ?Không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội, thế giới ảo. Cần xây dựng mối quan hệ ở thế giới thực tại, không nên quá sa đà, mất thời gian quá nhiều vào đó. Dành thời gian vào những việc có ích hơn.
+ Làm thế nào để Facebook không trở thành ông chủ , và chúng ta không trở thành những nạn nhân của mạng xã hội?Tuổi trẻ chúng ta nhạy bén tiếp thu những cái đó nhưng hãy là người thông minh để dùng những cái đó một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của nó.
@ Facebook đã gặp phải một số tranh cãi trong những năm qua. Nó đã bị cấm một thời gian tại một số quốc gia. Nó cũng đã bị cấm tại nhiều công sở để hạn chế nhân viên tốn thời gian sử dụng dịch vụ. Một số nước trên thế giới đã có những trung tâm cai nghiện facebook dành cho người nghiện face.
Kết bài : Nêu Bài học cuộc sống :
Thời gian của đời người thật ngắn ngủi , không nên tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại. Làm sao tìm lại được thời gian đã mất ? Phải biết qúy trọng thời gian, phải biết sống sao cho thật ý nghĩa. Sử dụng facebook đúng mục đích và có giới hạn…
Xem thêm : Bộ đề Nghị luận xã hội