Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn câu nói của Nhà văn Lỗ Tấn : “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”.
– Giải thích câu nói:
+ Người lười biếng là người ngại suy nghĩ, không muốn học tập,không muốn lao động, ngại vận động .
+ Thành công là mục đích, kết quả mà người ta phải đổ mồ hôi công sức, thời gian, trí tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải những thất bại mới có được. Vì vậy sự lười biếng không bao giờ mang lại thành công.
=> Nhà văn Lỗ Tấn đã rút ra chân lý của sự thành công: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.
– Bàn luận:
+ Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường bằng nhung lụa.
+ Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổ bằng mồ hôi và công sức, trong suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.
=>>chứng minh câu nói bằng dẫn chứng thực tế
(Dẫn chứng: Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, một học sinh giỏi có ước mơ hoài bão cao đẹp không thể là một người lười nhác, thụ động, …)
+ Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.
=> Câu nói của Lỗ Tấn cũng nhằm ý phê phán thói lười biếng.
+ Khẳng định: Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa.
– Liên hệ bản thân. Rút ra bài học về nhận thức và hành động
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12