Nghị luận về vấn đề XH trong tác phẩm văn học. Hướng dẫn làm dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.
1.Một vài lưu ý chung.
– Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.
– Cần thấy rõ đây là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học. Tác phẩm văn học chỉ là “ cái cớ” khởi đầu.Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội ,tư tưởng,nhân sinh đặt ra trong tác phẩm đó mà bàn luận ,kiến giải.
2. Diễn giải sơ đồ cấu trúc tổng quát cách làm cho dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học như sau:
Cũng giống như bố cục thông thường của một bài văn nghị luận, dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học triển khai bố cục ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết luận:
MỞ BÀI:
-Giới thiệu tác phẩm văn học
-Giới thiệu được vấn đề nghị luận ở dạng khái quát nhất và định hướng đi, phạm vi của bài viết.
THÂN BÀI:
Bài viết cho dạng này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
– Phần một:
Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
– Phần hai (trọng tâm):
Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận xã hội, nêu lên suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. Tùy thuộc kiểu bài ( nghị luận về tư tưởng đạo lí, hay nghị luận về hiện tượng xã hội ) mà xác địnhcác bước làm bài phù hợp.
KẾT BÀI:
Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.
Ví dụ minh hoạ:
Đề bài :
Sau khi học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khốp, em hiểu thế nào là lối sống trong bao? Theo em, ở tầng lớp thanh niên trong xã hội hiện nay có còn kiểu người đó? Em có thái độ và hành động như thế nào với lối sống trong bao?
Dàn ý
Mở bài:
– Giới thiệu về nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao”.
– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: một lối sống hèn nhát, thu mình
Thân bài:
– Kiểu người Bê-li-cốp là như thế nào?(sống hèn nhát, thu mình, ích kỉ)
+ Biểu hiện ở lối sống, quan điểm, tư tưởng, tình cảm
+ Nguyên nhân dẫn đến lối sống đó: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan
+ Tác hại của lối sống đó với bản thân và với cộng đồng
– Trong xã hội hiện nay:
+ Thanh niên phải sống mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm
+ Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ: biểu hiện? tác hại?
– Thái độ và hành động của bản thân với lối sống trong bao.
+ Thái độ của bản thân: cần lên án, bài trừ lối sống đó.
+ Hành động: Với bản thân: sống mạnh dạn, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới.
Với cộng đồng: gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát.
Kết bài: – Đánh giá ý nghĩa của vấn đề
Bài học đối với bản thân
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12