MỘT SỐ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI MẪU

Đề 1: “Nhưng bạn tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn”. Em hãy nêu quan điểm của mình về câu nói đó.

                      Gia đình chỉ thôi thúc bước chân ta muốn trở về khi ở đó có tiếng cười và sự ấm áp, "nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn". "Nhà" là gia đình, là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng. Đó là nơi ta bước đi và cũng là nơi để ta trở về. Trong cuộc sống, không điều gì tự nhiên mà có và sự bình yên của gia đình không phải điều ngoại lệ. "Bình yên" là tiếng cười, là sự ấm áp và là niềm hạnh phúc. Nó cần được mỗi thành viên trong gia đình tạo dựng nên hoàn toàn "không có sẵn". Trong thực tế, có biết bao gia đình không thể coi là bình yên. Vì cái tôi quá lớn, không muốn mở lời trước trong những cuộc mâu thuẫn mà nhiều cặp vợ chồng li thân. Vì áp lực công việc, vì cuồng quay của cuộc sống mà bạo lực gia đình diễn ra. Vì tranh chấp tài sản hiện hơn mà anh em từ máu mủ trở thành người dưng. Chúng ta đôi khi quên mất rằng để sống, để thành công và để hạnh phúc, ta luôn cần một chỗ dựa tinh thần. Đó chính là gia đình. Muốn có được sự bình yên thì suy nghĩ và hành động của mỗi người cần thay đổi. Hãy dùng đôi môi để trao đi những lời động viên an ủi. Ta hãy  dùng vòng tay để tạo thành những cái ôm thật chặt. Hãy dùng đôi tai để lắng nghe thấu hiểu. Và cuối cùng. Tải dùng cả trái tim mình để yêu thương và thắp lên ngọn lửa tình thân.

                                             

 

Đề 2: Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ. Em hãy bình luận về câu nói ấy.

                  "Mọi cách đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ". "Thế hệ trẻ" chính là những lớp người tiếp nối, là tương lai và cũng là vận mệnh của dân tộc. Nếu có đất nước là một rừng cây thì những cái con chính là đại diện cho lớp trẻ. Những cây ấy dễ uốn nắn thay đổi hơn cả, tuổi trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu, dễ dàng lĩnh hội. Cho nên, muốn hướng sự phát triển của đất nước cần xuất phát từ thế hệ trẻ. Họ sẽ là người quyết định vận mệnh của dân tộc. Thế nhưng, các bạn trẻ ngày nay dường như ít bận tâm tới trách nhiệm của mình. Họ thiếu năng động, thiếu tự tin nên bỏ lỡ nhiều cơ hội. Họ thiếu thực tế khi chỉ chú tâm học những lý thuyết sách vở, chìm đắm nhiều vào thế giới ảo cho các trang mạng tạo ra. Họ cũng thờ ơ, vô cảm với cộng đồng, thậm trí thờ ơ vô cảm với chính mình: sống không ước mơ,  không phải bão, sống vì những tương lai được sắp đặt. Tương lai đất nước sẽ ra sao, có phát triển đầy đủ, toàn diện được không khi chủ nhân của đất nước ấy thiếu quá nhiều điều. Tương lai sẽ thay đổi nếu suy nghĩ và hành động của chúng ta thay đổi. Các bạn trẻ cần sống tích cực hơn, học hỏi không ngừng, nỗ lực không ngừng, cống hiến không ngừng. Mọi thay đổi phải bắt nguồn từ thế hệ trẻ nhưng cần có sự hỗ trợ của thế hệ đi trước. người lớn tuổi vừa phải hoàn thành trách nhiệm của mình nhưng cũng cần quan tâm tới việc giáo dục, tạo cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ. Đóng góp của mỗi người dẫu rằng nhỏ bé , hữu hạn nhưng chính nó sẽ tạo nên sự lớn lao, vô hạn cho tổ quốc ngày mai...

 

 

Đề 3: Suy nghĩ của em về việc ứng xử với chính mình.

                 "Ứng xử" là hành động, lời nói trong giao tiếp. "Ứng xử với chính mình" là cách ta suy nghĩ, cách ta lựa chọn đối với bản thân mình. Trong cuộc sống dường như ta quá mải mê trong các mối quan hệ mà quên đi rằng mình cần chú ý tới cách ta ứng xử với bản thân. suy nghĩ và hành động của bất cứ ai đều phụ thuộc vào việc họ ứng xử với chính mình. Có thể nói, việc ta đưa ra những lời nói, quyết định những hành động phù hợp với bản thân sẽ giúp ta hoàn thiện mình trong từng này. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ càng lúc càng thờ ơ, vô cảm với bản thân, phó mặt tương lai, số phận mình cho người khác sắp đặt. Một số khác lại "chiều chuộng" mình quá mức, dễ dãi với bản thân bởi "mình thích thì mình làm thôi". Họ không bận tâm tới đúng sai, phải trái, tự vùi mình vào cuộc sống sa đọa, buông thả. Cả hai cách sống ấy đều đem lại ảnh hưởng xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình và xã hội. Nếu muốn có một cuộc sống khác, bác cần phải suy nghĩ và hành động khác. Ta có thể bao dung với mọi người nhưng với bản thân, ta cần thực sự nghiêm khắc để tự tìm ra những khuyết điểm và tạo cho mình tính kỷ luật. Ta cần hiểu bản thân cần gì và muốn gì để nỗ lực đạt được mục tiêu. Và trên hết, mỗi người cần hướng mình theo những suy nghĩ tích cực nhất. Cuộc đời chúng ta sẽ thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào cách ta ứng xử với chính mình.

 

Đề 4: Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn, kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”

   

                  Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn, kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội. "Cơ hội" là những sự tình cờ chứa đựng những vận may. Nhờ cơ hội, ta mới  có thể đi tới thành công. trong cuộc sống những cơ hội và thử thách đêù có một mối quan hệ mật thiết. Có người đã từng nói: "Nghịch cảnh không là tảng đá cản bước chân bạn, nói là bậc thềm nâng bạn bước cao hơn". Để khó khăn trở thành cơ hội hay khiến cơ hội bị đẩy xa bởi rào cản khó khăn hoàn toàn tùy thuộc vào suy nghĩ của chúng ta. Ta cần gỡ bỏ mặc định xấu về khó khăn, để từ đó có được những tư duy tích cực hơn khi vấp ngã. Một thực trạng quá buồn là giới trẻ Việt Nam dường như thường dễ dàng chùn bước trước khó khăn. Do sống quen trọng bao bọc, đa phần các bạn trẻ bị ám ảnh bởi thất bại, chính vì thế, họ đã bỏ lỡ cơ hội để thành công. Để có một cuộc sống hoàn thiện, chính suy nghĩ và hành động của chúng ta phải thay đổi. Trước khó khăn, tác hại bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo, dùng tư duy tích cực để nhìn nhận vấn đề. Chính điều đó sẽ giúp ta không còn e ngại trước thử thách, giúp ta dám đương đầu, dám dấn thân. Và ta phải nhớ: "chỉ những người dám mới có thể bay".

 

 

Người viết: Nguyễn Minh Hòa

Bài viết gợi ý: