Mục Lục
Kì thi THPT Quốc gia chủ yếu vào chương trình Ngữ văn 12, tuy nhiên có 1 số nội dung trong chương trình Ngữ văn 10 có liên quan trực tiếp đến kì thi THPT quốc gia. Bởi vậy, nếu những bạn mới vào lớp 10, xác định theo khối C D A1 và những khối có môn Văn thì ngay từ đầu, các em nên nắm vững kiến thức nền năm lớp 10. Admin hướng dẫn các em học kĩ những nội dung quan trọng, bám sát SGK Ngữ văn 10. Cụ thể :
BÀI :
Các em cần nắm được khái niệm VB, các đặc điểm cơ bản và các loại VB.
Bài học này còn nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
Về kiến thức:
+Bài học giúp HS nhận thức được lẽ sống và niềm vui có được ở nhân vật sử thi là hi sinh, phấn đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cả cộng đồng.
+Nắm được đặc điểm của NT sử thi anh hùng.
Về kỹ năng, biết cách phân tích một văn bản sử thi ( nhân vật anh hùng)
Bài học này giúp chúng ta cảm nhận, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm mang âm hưởng sử thi. Ví dụ : Bài “Rừng Xà nu”, “những đứa con trong gia đình” lớp 12
Bài học này giúp học sinh nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp, đồng thời có kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Tránh được lỗi diễn đạt trong bài văn nghị luận.
4.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtBài học này giúp học sinh nắm vững khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó . Trong đề đọc hiểu thường có câu xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản, bài học này giúp chúng ta phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác.
– Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ , việc xưng hô, biểu hiện tình cảm và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay.
Bài này đặc biệt quan trọng, giúp học sinh:
+Củng cố và nâng cao kiến thức về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
+Nâng cao kĩ năng phân tích giá trị sử dụng của hai biên pháp trên .
Đề đọc hiểu thường có câu hỏi xác định và phân tích biện pháp tu từ trong ngữ liệu, bởi vậy các em cần nắm vững khái niệm, đặc trưng, và cách làm bài tập về biện pháp tu từ.
HỌC KỲ II
Bài học này có liên quan đến bài Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các em sẽ được học trong chương trình 12.
2. Những yêu cầu về sử dụng tiếng ViệtBài học này giúp học sinh :
– Nắm được những yêu cầu về sử dụng Tiếng Viêt
-Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng-sai, sửa chữa được những lỗi khi dùng tiếng Việt. Rèn kĩ năng diễn đạt trong nói và viết.
– Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Bài học này các em cần :
-Nắm được cách lập dàn ý bài văn NL
– Lập được dàn ý bài văn NL, biết chia luận điểm, luận cứ phù hợp, khắc phục lối viết lan man , không trọng tâm_ lỗi phổ biến của học sinh hiện nay.
Các em cần :
-Nắm vững khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, kiến thức khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
-Biết vận dụng kiến thức khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn
-Trong đề đọc hiểu thường có câu xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản, bài học này giúp chúng ta phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các phong cách ngôn ngữ khác.
Bài học này giúp HS:
-Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.
– Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.
– Viết được đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.
Bài học này giúp học sinh Nắm chắc đặc điểm của VBVH về ngôn từ, hình tượng để hiểu được ý nghĩa VB, cá tính sáng tạo của nhà văn. Từ đó vận dụng vào đọc hiểu VBVH.
7. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đốiBài này đặc biệt quan trọng, giúp học sinh:
+Củng cố và nâng cao kiến thức về phép tu từ điệp ngữ và phép đối
+Nâng cao kĩ năng phân tích giá trị sử dụng của hai biện pháp trên .
Đề đọc hiểu thường có câu hỏi xác định và phân tích biện pháp tu từ trong ngữ liệu, bởi vậy các em cần nắm vững khái niệm, đặc trưng, và cách làm bài tập về biện pháp tu từ.
Bài học này giúp học sinh :
+Củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp: hân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.
+Nhận diện chính xác các thao tác trên trong văn bản nghị luận :
+Vận dụng các thao tác đó một cách hợp lí và sáng tạo để tạo lập được những văn bản nghị luận có sức thuyết phục đối với người đọc.
Trong đề đọc hiểu thường có câu xác định thao tác nghị luận được sử dụng trong văn bản, bài học này giúp chúng ta phân biệt các thao tác nghị luận.
Bài học này giúp HS :
-Ôn tập, củng cố cách viết đoạn văn nghị luận.
-Viết được các đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
Đề đọc hiểu thường có câu hỏi yêu cầu học sinh viết đoạn văn trình bày suy nghĩ, nêu cảm nhận ,… Bài học này rèn kĩ năng viết đoạn văn_ kĩ năng đặc biệt quan trọng đối với mỗi học sinh khi làm bài văn nói chung.
Trên đây là những nội dung cơ bản, trọng tâm , CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN KÌ THI THPT QUỐC GIA, các em cần học kĩ. Những bài khác ít liên quan, các em tự học để kiểm tra và thi ở trường.
Admin sẽ viết bài hướng dẫn cụ thể, các em vào website thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất nhé.
Xem thêm : Tuyển tập đề thi khối 10
Những nội dung Ngữ văn 11 có liên quan đến kì thi THPT quốc gia