I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Đọc, đếm, viết các số trong phạm vi \(100\).
- Nhận biết các số có một chữ số; số lớn nhất; số bé nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số có một chữ số, số có hai chữ số, số liền trước, số liền sau….
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Đọc, đếm, viết các số trong phạm vi ${\bf{100}}$.
- Đọc các số lần lượt từ hàng chục (với các số khác ) ghép với từ mươi rồi đến chữ số hàng đơn vị.
- Từ cách đọc, viết các chữ số tương ứng với mỗi hàng rồi ghép lại để được số có hai chữ số.
Ví dụ:
Dạng 2: Đặc điểm của các số trong phạm vi ${\bf{100}}$
Cần ghi nhớ một số các đặc điểm sau:
a) Các số có một chữ số là các số trong phạm vi từ \(0\) đến ...
b) Các số tròn chục là: \(10;20;30;40;50;60;70;80;90\) và \(100\)
c) Số bé nhất có hai chữ số là \(10\), số lớn nhất có hai chữ số là số \(99\).
d) Các số có hai chữ số giống nhau là số
….
Ví dụ: Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là………..
Giải:
Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là \(90\).
Số cần điền vào chỗ chấm là \(90\).
Dạng 3: Số liền trước, liền sau.
- Số liền trước của một số a bất kì thì kém số a một đơn vị.
- Số liền sau của một số a bất kì thì hơn số a một đơn vị.
Ví dụ: Số liền trước của số \(14\) là số \(13\,(14 - 1)\)
Số liền sau của số \(14\) là số \(15\,(14 + 1)\)