I. Mở rộng vốn từ
1. Ý chí – Nghị lực
a. Khái niệm
- Ý chí: là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt được mục đích đó.
- Nghị lực: sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn
b. Mở rộng vốn từ
- Ý chí:
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí phải, chí thân, chí tình, chí công
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí
- Nghị lực: quyết chí, quyết tâm, bền chí, kiên nhẫn, kiên cường,…
c. Một số câu tục ngữ chủ đề Ý chí – Nghị lực
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức
- Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
- Có vất vả mới có thanh nhàn/Không dưng ai dễ cầm tàn che cho
2. Đồ chơi – Trò chơi
a. Mở rộng vốn từ
- Đồ chơi: quả cầu, dây thừng, viên sỏi, quân cờ, cầu trượt, viên bi, đèn ông sao, búp bê, con diều,….
- Trò chơi: đá cầu, kéo co, chơi ô ăn quan, chơi cờ, chơi cầu trượt, chơi bắn bi, rước đèn ông sao, chơi búp bê, thả diều,….
b. Một số thành ngữ, tục ngữ
- Chơi với lửa
- Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
- Chơi diều đứt dây
- Chơi dao có ngày đứt tay
II. Từ loại
1. Danh từ
Xem phần ôn tập giữa học kì I
2. Động từ
Xem phần ôn tập giữa học kì I
3. Tính từ
a. Tính từ là gì?
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
Ví dụ: nhanh nhẹn, thông minh, nguy nga, to lớn,…
b. Một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau:
- Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho
Ví dụ: trăng trắng, tim tím, cao kều, ….
- Thêm các từ rất, quá, lắm… vào trước hoặc sau tính từ
Ví dụ: rất đỏ, quá cao, thấp lắm,….
- Tạo ra phép so sánh
Ví dụ: đỏ hơn, cao hơn, thấp nhất,….
III. Câu hỏi và dấu hỏi
1. Câu hỏi
- Câu hỏi (hay còn được gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
Ví dụ:
Hôm nay, mấy giờ cậu về đến nhà?
Sáng nay, cậu đã làm gì ở công viên vậy?
- Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình.
Ví dụ:
Sao mình lại ngốc thế nhỉ?
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không…) Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?)
Ví dụ:
Ai là người được điểm cao nhất lớp?
Cậu có đói không?
2. Dùng câu hỏi vào mục đích khác
Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện:
- Thái độ khen chê
Ví dụ: Mẹ nhìn tôi xoa đầu: “Con làm thế nào mà rán được món trứng rán ngon thế này?”
- Sự khẳng định, phủ định
Ví dụ: Chơi xoay ru-bíc cũng rất thú vị.
- Yêu cầu, mong muốn
Ví dụ: “Chị có thể chỉ cho em cách giải bài toán này được không ạ?”
3. Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự, cụ thể là:
- Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
- Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác
IV. Câu kể
1. Khái niệm
- Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
+ Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc
Ví dụ: Chiều nay, mẹ đi làm về, mồ hôi nhễ nhại. Sau lưng mẹ một mảng lớn ướt đẫm.
+ Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người
Ví dụ: Nhìn thấy mẹ vất vả như vậy, em rất thương mẹ.
- Cuối câu kể thường có dấu chấm
Ví dụ: Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ.
2. Câu kể Ai làm gì?
Câu kể Ai làm gì? Thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
Ví dụ: Lan đang học bài.
3. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa)
- Vị ngữ có thể là:
+Động từ
+Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ)