I. Văn kể chuyện
1. Khái niệm
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa
2. Nhân vật trong truyện
- Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối,… được nhân hóa
- Hành động, lời nói, suy nghĩ,… của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy
a. Kể hành động của nhân vật trong truyện
Khi kể chuyện, cần chú ý:
- Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật
- Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau
b. Tả ngoại hình của nhân vật trong truyện
- Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình của nhân vật
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn
c. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
- Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
- Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật:
+ Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp)
+ Kể bằng lời nói của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp)
3. Cốt truyện
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- Cốt truyện thường có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
4. Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
- Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn
- Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng
II. Viết thư
Một bức thư thường gồm những nội dung sau:
1. Phần đầu thư:
- Địa điểm và thời gian viết thư
- Lời thưa gửi
2. Phần chính:
- Nêu mục đích, lí do viết thư
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư
- Thông báo tình hình của người viết thư
- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư
3. Phần cuối thư:
- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn
- Chữ kí và tên hoặc họ, tên