ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 8 – HỌC KÌ II

A. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC

1.a/Công cơ học:khi có lực tác dụng lên vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực thì lực thực hiện công.

 

Công Thức tính công :          A = F.S =>      $F=\frac{A}{s}$

$s=\frac{A}{F}$

hoặc A = P.h =>     p=$p=\frac{A}{h}$

$h=\frac{A}{p}$

Trong đó :       A là công cơ học ( J)

F;P là lực tác dụng lên vật ( N)

S;h là Quãng đường ( m)

b/Định luật về công:

Không một Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi (và ngược lại).

 

2. Công suất

Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất : =>        A = P.t; t = A /P

Trong đó :       P là công suất, đơn vị W

(1 W=1 J/s,1 KW=1000 W, 1MW=1000000 W ).

A là công thực hiện, đơn vị J.

t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị (s)  (giây).

3. Khi nào vật có cơ năng:Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.

-Thế năng trọng trường:Năng lượng của vật  có được khi vật ở một độ cao so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc  gọi là thế năng trọng trường.

Thế năng trọng trường phụ thuộc vào: khối lượng và độ cao của vật so với vật mốc.

-Thế năng đàn hồi:Năng lượng của vật có được khi vật bị  biến dạng đàn hồi  gọi là thế năng đàn hồi.

Thế năng đàn hồi phụ thộc vào độ biến dạng đàn hồi .

-Động năng:Năng lượng  của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

Đông năng phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của vật.

Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.

Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.

4. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử phân tử

giửa các phân tử nguyên tử có khoảng cách

5. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

6. Hiện tượng khuếch tán

Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.

Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.

7. Nhiệt năng

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:

Thực hiện công.

Truyền nhiệt.

8. Nhiệt lượng

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trinh truyền nhiệt.

- Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J).

9. Dẫn nhiệt

Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

10. Đối lưu

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

11. Bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng.

Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

12. Công thức tính nhiệt lượng

a) Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

b) Công thức tính nhiệt lượng

Công thức tính nhiệt lượng thu vào : hay 

Q: Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J.

M : Khối lượng của vật, đơn vị kg.

$\Delta t$ : Độ tăng nhiệt độ, đơn vị $^{\circ }C$ hoặc $^{\circ }K$ (Chú ý: $\Delta t =t_{1}-t_{2}$).

C : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K.

Bài tập minh họa

 

1/  Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?

Giải thích: Nếu mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

2/  Giải thích hiện tượng: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ  ngày một xẹp dần?

Giải thích: Thành quả bóng cao su hay quả bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong quả bóng chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho quả bóng xẹp dần.

3/  Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao?

Giải thích: Đốt nóng phần đáy ống nghiệm đựng nước thì tất cả nước trong ông sôi nhanh hơn vì khi đó hiện tượng đối lưu xảy ra tốt nhất.

4/  Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của  

         nước thay đổi như thế nào? Sự bảo toàn năng lượng thể hiện như thế nào?

Giải thích: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng lên. Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra bao nhiêu thì đúng bằng nhiệt lượng của nước hấp thụ vào, đó là sự bảo toàn năng lượng.

5/  Tại sao khi rót nước sôi vào vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ  khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

Giải thích: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh ở thành trong cốc nước nóng lên nhanh và nở ra, trong khi đó lớp thủy tinh ở thành ngoài cốc chưa kịp nóng lên và chưa nở ra nên cốc dễ bị vỡ

6/  Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, còn bát dĩa thường làm bằng sành sứ?

Giải thích: Kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi hay xoong thường làm bằng kim loại để dễ dàng truyền nhiệt đến thức ăn cần đun nấu. Sứ dẫn nhiệt kém nên bát hay đĩa thường làm bằng sứ để giữ nhiệt cho thức ăn được lâu hơn.

 7/ Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Có thể nói miếng đồng đã nhận được  nhiệt lượng không? Vì sao?

Giải thích: Miếng đồng cọ xát trên mặt bàn nóng lên do thực hiện công. Miếng đồng không nhận nhiệt lượng để nóng lên mà nóng lên nhờ thực hiện công.

8/  Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? 

Giải thích: Trong cốc nước nóng, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động hổn độn nhanh hơn. Kết quả là hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn, đường mau tan hơn.

9/  Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng hoặc màu nhạt mà không mặc áo màu đen?

Giải thích: Ta biết vật màu sáng ít hấp thụ tia nhiệt hơn, Mùa hè mặc áo trắng sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho ta có cảm giác mát hơn.

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm $1^{\bigcirc }C$

Câu 10.(1 điểm). Giải thích tại sao khi bỏ đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh đường hòa tan chậm hơn so với cốc nước nóng ?.

Câu 11.(3 điểm).

a. Nói công suất của máy là 1200W. Số đó cho ta biết điều gì?

b. Lực kéo 200N làm vật dịch chuyển quãng đường 1,8km trong thời gian 30 phút. Tính công và công suất của lực kéo đó ?

GIẢI

a. Trong 1s máy đó thực hiện công là 1200J

b. Đổi S = 1,8km = 1800m;  t = 30 phút = 1800s

Công của lực kéo là: A = F.s = 200´1800 = 360 000 (J)

Công suất:  P  =  $\frac{A}{t}$= 200 (W)

 

Câu 12.(3 điểm). Dùng mặt phẳng nghiêng dài 8m để kéo vật có khối lượng 49,2kg lên cao 2m.

a. Tính công kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát?

b. Tính lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát?

c. Thực tế có ma sát lực kéo vật là F’ = 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?

GIẢI

a. Trọng lượng của vật:   P = 10m =10´49,2 = 492 (N)

Khi không có ma sát, công đưa vật lên theo phương thẳng đứng bằng công kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng: A = P.h = F.l = 492´2 = 984 (J)

b. Lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát: F = $\frac{A}{l}$  

 Thay số: F = $\frac{984}{8}$  = 123 (N)

c. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là: H = $\frac{Ph}{F^{'}l}$.100%  

Thay số: H = $\frac{492.2}{150.8}$´100% = 82 %

***Bài tập tự luyện

Câu 1.(0,5 điểm). Một học sinh dùng ròng rọc cố định kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Công mà bạn học sinh đó thực hiện là:

A. 100J                                                             B. 1000J                               

C. 500J                                                              D. 200J

Câu 2.(0,5 điểm). Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhiệt năng của một vật:

            A. Chỉ những vật có nhịêt độ cao mới có nhiệt năng.

            B. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

            C. Chỉ những vật có nhiệt độ thấp mới có nhiệt năng.

            D. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng có nhiệt năng.

Câu 3.(0,5 điểm). Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là: 

          A. Nhiệt độ của vật                                                  B. Nhiệt năng của vật

          C. Nhiệt lượng của vật                                             D. Cơ năng của vật.

Câu 4.(0,5 điểm). Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:

A. Khối lượng chất lỏng.                                        

B. Trọng lượng chất lỏn

C. Nhiệt độ chất lỏng.                                           

D. Thể tích chất lỏng.

Câu 5.(0,5 điểm). Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

A. Ô tô đang đứng yên bên đường                        

B. Máy bay đang bay

C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao so với mặt đất      

D. Lò xo bị nén đặt ngay trên mặt đất.

Câu 6.(0,5 điểm). Nhiệt độ của vật tăng lên, khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Nhiệt năng của vật tăng lên.       

B. Khoảng cách giữa các phân tử tăng lên.

C. Kích thước nguyên tử, phân tử tăng lên.         

D. Thể tích của vật tăng lên.

Câu 7.Một thùng đựng đầy nứơc cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3.

Hãy chọn đáp án đúng.

  1. 8000 N / m2.
  2. 2000 N / m2.
  3. 6000 N / m2.
  4. 60000 N / m2.

Câu 8 .Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi , cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg.

Hãy chọn đáp án đúng.

  1. 440 m.
  2. 528 m.
  3. 366 m.
  4. Một đáp số khác.

 

Câu 9 .Một thợ lặn đang lặn ở độ sâu 80m dưới mặt biển. Áp lực tổng cộng mà tấm kính cửa nhìn trên bộ áo lặn phải chịu là bao nhiêu? Biết diện tích tấm kính là 2,5 dm2, áp suất bên trong bộ áo lặn là 150000 N / m2, trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/ m3.

Hãy chọn đáp án đúng.

  1. 16850 N.
  2. 24350 N.
  3. 674000 N.
  4.  Một kết quả khác.

 

7.C    8.B  9. A

Bài viết gợi ý: