TUẦN 28: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

Ôn tập tiếng Việt giữa học kì II Tiết 1

Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng nắm chắc tên bài, nội dung chính.

Câu 2: Tóm tắt vào bảng đã cho các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”.

Tên bài

Nội dung chính

Nhân vật

1. Bốn anh tài

Ngợi ca tài năng, nhiệt tình làm việc nghĩa

trừ ác cứu dân của bốn anh em cẩu Khay

Cẩu Khay, Nắm Tay Đóng Cọc.

Lầ'y Tai Tát Nước, Lấy Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão

2. Anh hùng lao động

Trần Đại Nghĩa

Ca ngợi người anh hùng Trần Đại Nghĩa đã

cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng

và đặt nền móng xây dựng nền khoa học trẻ

của Việt Nam.

Trần Đại Nghĩa

Ôn tập tiếng Việt giữa học kì II Tiết 2

Câu 1: Nghe - viết bài “Hoa giấy” (SGK TV4 tập 2 trang 95)

Gợi ý: Luyện viết vài lần theo hình thức bạn đọc em viết và ngược lại, rồi tự kiểm tra bắt lỗi cho nhau, tự chữa những chữ viết sai, viết lại cho đúng.

Câu 2: Đặt một vài câu để:

a) Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường.

b) Tả các bạn trong lớp em (tính tình, dáng vẻ...)

c) Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội.

Gợi ý: Dựa vào yêu cầu của từng câu hỏi, em suy nghĩ để thực hiện lần lượt từng câu.

a) Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi ở trường.

“Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng nô đùa của tụi trẻ chúng tôi. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ nhảy dây... diễn ra sôi nổi. Một số không ham thích các trò chơi thì tụm năm tụm bảy dưới các gốc cây cổ thụ, tán chuyện trên trời dưới đất, cười nói rôm rã”

b) Tả các bạn trong lớp em.

“Lớp 4B của em có 45 bạn. Mỗi người mỗi dáng vẻ, mỗi tính nết khác nhau. Hòa thì mập mạp đi đứng có vẻ chậm chạp nhưng cái miệng thì nhanh nhảu, tía lia. Hà thì dong dỏng cao, ít nói, lầm lì nhưng lại dễ gần dễ mến. Phượng thì chanh chua đanh đá nhưng không thù ghét ai bao giờ. Mấy bạn nam thì nghịch ngợm hay trêu chọc các bạn nữ nhưng rất tốt bụng”

c) Giới thiệu các bạn trong tổ em với chị phụ trách mới:

“Trong tổ em gồm chín bạn, bốn nam, năm nữ. Chúng em học chung với nhau từ lớp một cho đến bây giờ. Nhà lại cùng chung một ấp nên chúng em rất gần gũi, gắn bó với nhau. Tổ trưởng là bạn Mỹ Hằng học giỏi nhất tổ. Còn đây là Hương, Hiền hai cây đơn ca số một của khối bốn, rất nhí nhảnh và hồn nhiên. Loan và Hường ít nói, sống chân tình với bạn bè. Bốn bạn nam là Cường, Dũng, Phong, Đạt nhanh nhẹn tháo vát và ai cũng khỏe như đầu máy xe lửa”.

Ôn tập tiếng Việt giữa học kì II Tiết 3

Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Nắm chắc tên bài, nội dung chính.

Câu 2: Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”. Cho biết nội dung chính của mỗi bài.

Gợi ý: Em có thể trình bày ngắn gọn như sau:

Tên bài

Nội dung chính

1. Sầu riêng

Miêu tả những đặc điểm riêng và giá trị của loài cây ăn trái này -

một đặc sản của miền Nam nước ta.

2. Chợ tết

Giới thiệu không khí sôi động của phiên chợ tết ở miền trung du

giàu màu sắc. Qua đó nói lên nhịp sống nhộn nhịp vui tươi

phát triển ở thôn quê hiện nay.

3. Hoa học trò

Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ - một loài hoa gắn

với tuổi học trò.

4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Ca ngợi những người phụ nữ dân tộc yêu con, yêu nước sâu sắc

và sự cần cù lao động để đóng góp sức mình vào công cuộc

đánh Mỹ của cả dân tộc ta.

5. Vẽ về cuộc sống an toàn

Kết quả của cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi cả nước với chủ đề

“Em muốn sống an toàn”. Qua cuộc thi bộc lộ những nhận thức

và hiểu biết đúng đắn về an toàn trong cuộc sống của trẻ em Việt Nam.

6. Đoàn thuyền đánh cá

Ca ngợi vẻ đẹp trong lao động của những người dân đánh cá biển.

Câu 3: Nghe - viết bài “Cô Tấm của mẹ” (Luyện viết vài lần thể thơ lục bát bài thơ đã cho SGk. TV4 tập 2 trang 96).

Ôn tập tiếng Việt giữa học kì II Tiết 4

Câu 1: Ghi lại các tiếng đã học trong tiết mở rộng vốn từ theo chủ điểm.

Người ta là hoa đất

Vẻ đẹp muôn màu

Những người quả cảm

Tài giỏi, tài tình, tài năng,

tài nghệ, tài hoa, tài ba, tài đức...

- Rực rỡ, tươi đẹp, tươi xinh, xinh đẹp, rạng rỡ, xinh xắn, tươi tắn.

- Thùy mị nết na, dịu dàng, dịu hiền, đằm thắm, đôn hậu

- Sặc sở, huy hoàng tráng lệ...

- Gan dạ, dũng cảm, quả cảm, anh hùng,

gan góc, gan lì, can đảm, dũng mãnh...

Câu 2: Ghi lại một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nói trên.

Gợi ý: Nhớ lại trong mỗi chủ điểm đã học có những thành ngữ nào. Chọn một thành ngữ ở mỗi chủ điểm ghi lại theo yêu cầu câu hỏi.

1. Người ta là hoa đất:

* Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

2. Vẻ đẹp muôn màu:

* Cái nết đánh chết cái đẹp.

3. Những người quả cảm:

* Gan vàng dạ sắt.

Câu 3: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong những câu đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 97)

Gợi ý: Em điền như sau:

a. - Một người tài đức vẹn toàn

- Nét chạm trổ tài hoa

- Phát hiện và bồi dường tài năng trẻ

b. - Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt

- Một ngày đẹp trời

- Những kỉ niệm đẹp đẽ

c. - Một dũng sĩ diệt xe tăng

- Có dũng khí đấu tranh

- Dũng cảm nhận khuyết điểm

Ôn tập tiếng Việt giữa học kì II Tiết 5

Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (Đọc và học thuộc các bài học thuộc lòng. Nắm chắc tên bài, nội dung chính)

Câu 2: Tóm tắt vào bảng đã cho nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học ở chủ điểm “Những người quả cảm”.

Tên bài

Nội dung chính

Nhân vật

1. Khuất phục tên cướp biển

Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Li dám đối đầu với

tên cướp biển, buộc tên côn đồ hung hãn phải khuất phục

- Bác sĩ Li

- Tên cướp biển

2. Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy

Ca ngợi hành động dũng cảm của chú bé Ga-vơ-rốt bất

chấp hiểm nguy, nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân

Ga-vơ-rốt

3. Dù sao trái đất vẫn quay

Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học

- Cô-péc-nich

- Ga-li-lê

4. Con sẻ

Ca ngợi hành động dũng cảm của con sẻ mẹ để bảo vệ

con mình - Sẻ mẹ, sẻ con

- Nhân vật “tôi”

- Con chó săn

Ôn tập tiếng Việt giữa học kì II Tiết 6

Câu 1: Phân biệt 3 câu kể (bằng cách nêu định nghĩa ví dụ về từng kiểu câu)

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Ai là gì?

Định nghĩa

- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (con gì)?

- VN trả lời câu hỏi làm gì (vị ngữ là

động từ - cụm động từ)

- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- VN trả lời câu hỏi thế nào?

- VN là tính từ, động từ - cụm tính từ,

cụm động từ

- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- VN trả lời câu hỏi là gì? (VN thường là

danh từ - cụm danh từ) .

Ví dụ

Em học bài.

Chị ấy rất thông minh.

Mẹ em là bác sĩ

Câu 2: Tìm 3 kiểu câu nói trên trong đoạn văn đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 98). Nói rõ tác dụng của từng kiểu câu.

Gợi ý: Đọc đoạn văn, chú ý vị ngữ của các câu để xác định chúng thuộc kiểu câu kể nào.

1. Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười (Ai là gì?)

* Tác dụng: Giới thiệu nhân vật “tôi”

2. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy nhấm nháp từng cây một (Ai làm gì?)

* Tác dụng: Miêu tả những hoạt động của nhân vật “tôi”.

3. Buổi chiều, làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng (Ai thế nào?)

* Tác dụng: Kể về trạng thái của sự vật (làng ven sông).

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Li trong truyện “Khuất phục tên cướp biển” đã học. Trong đoạn văn sử dụng ba kiểu câu.

* Gợi ý: Bác sĩ Li là một người nổi tiếng nhân từ, đức độ. Một lần ông đến thăm bệnh cho người chủ quán trọ. Ông đang giảng cách trị bệnh cho chủ quán nghe thì tên chúa tàu nhìn bác sĩ quát.

- Có im mồm đi không?

Bác sĩ điềm tĩnh hỏi.

- Anh bảo tôi phải không?

Hắn cục cằn bảo:

- Phải.

Bác sĩ Li tiếp lời:

- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì phải tống anh đi nơi khác.

Thấy có người dám cự lại hắn. Cơn giận bốc lên, hắn rút dao, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ vẫn điềm tĩnh, nhìn thẳng vào tên côn đồ, dõng dạc tuyên bô'.

- Nếu anh không cất dao, nhất định tôi sẽ làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.

Trong nhà trọ ai cũng đều khâm phục thái độ kiên quyết, dũng cảm của bác sĩ Li. Bác sĩ thật can đảm.

Ôn tập tiếng Việt giữa học kì II Tiết 7: Bài luyện tập

A. Đọc thầm bài “Chiếc lá” (SGK TV4 tập 2 trang 98-99)

B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?

Gợi ý: Chọn ý (c): chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

Gợi ý: Chọn ý (b): Vì lá đem lại sự sống cho cây.

Câu 3. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

Gợi ý: Chọn ý (a): Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 4. Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa.

Gợi ý: Chọn ý (c): Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa.

Câu 5. Có thể thay từ “nhỏ nhoi” trong câu “suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường” bằng từ nào dưới đây.

Gợi ý: Chọn ý (c): nhỏ bé.

Câu 6. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào đã học?

Gợi ý: Chọn ý (c): Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

Câu 7. Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào?

Gợi ý: Chọn ý (c): Có cả 3 kiểu câu kể “Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?”

Câu 8. Chủ ngữ trong câu: “cuộc đời tôi rất bình thường”

Gợi ý: Chọn ý (b): Cuộc đời tôi.

Bài viết gợi ý: