PHÂN BÓN HÓA HỌC
A)LÝ THUYẾT
Phân bón hóa học là gì?
-Phân bón
hóa học là những hóa chất có các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm
nâng cao năng suất mùa màng.
- Các nguyên
tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…
+ Nguyên tố N: Kích thích cây trồng phát
triển mạnh
+ Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ
rễ thực vật
+ Nguyên tố K: Kích thích cây trồng ra
hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.
+ Nguyên tố S: Tổng hợp protein
+ Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sản sinh
chất diệp lục
+ Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự
phát triển của thực vật
-Có ba loại phân bón hóa học chính thường dung là: phân đạm, phân lân, phân kali.
-Dạng muối
tan.
\[I\])
Phâm đạm (N)
-Chứa N ở
dạng \[N{{H}_{4}}^{+}\] và \[N{{O}_{3}}^{-}\]
-Độ
dinh dưỡng: tính theo %mN
-Phân đạm
có 3 loại chính: đạm amoni, đạm nitrat, đạm urê( dễ bị rửa trôi)
1)
Đạm amoni (\[N{{H}_{4}}^{+}\])
-điều chế: NH3 + H2SO4 ----->(NH4)2SO4
Đạm một lá - Amoni sunfat
NH3 + HNO3
------>NH4NO3
Đạm hai lá - Amoni nitrat
-ion \[N{{H}_{4}}^{+}\] có tính axit nên không dung cho đất chua.
2)
Đạm nitrat
-điều chế: HNO3 + muối
cacbonat
VD: Na2CO3 + HNO3---->NaNO3
+ CO2 + H2O
CaCO3 + HNO3 ---->Ca(NO3)3
+ CO2 + H2O
3)
Urê ( NH2)2CO
-hàm lượng N cao nhất ( 46%).
-điều chế :
NH3 + CO2\[\xrightarrow{t0\,cao,p\,cao}\](NH2)2CO
+ H2O
-Urê tan trong nước tạo thành (NH4)2CO3
=>Urê là một chất lưỡng tính.
+) Tác dụng với axit
(NH2)2CO + HNO3
\[\xrightarrow{{}}\]NH4NO3 + CO2
+) Tác dụng với bazo
(NH2)2CO + Ba(OH)2\[\xrightarrow{{}}\]NH3
+ BaCO3
\[II\])
Phân lân
-
Chứa P dưới dạng
photphat
-
Độ dinh dưỡng :
tính theo % P2O5
-
Nguyen liệu để sản
xuất phân lân là quặng photphorit và apatit
- Phân loại: có hai loại thường dung đó là supephotphat và phân lân nóng chảy.
1)Supephotphat
a) supephotphat đơn:
- Chứa 14-20% P2O5
-điều chế: Ca3(PO4)3
+ 2H2SO4đặc \[\xrightarrow{{}}\] Ca(H2PO4)2
+ 2CaSO4
Supephotphat đơn gồm 2 muối Ca(H2PO4)
và CaSO4. Cây trồng chỉ đồng hóa được muối dễ tan Ca(H2PO4)2
; còn CaSO4 không tan trong nước, là phần không có ích, làm rắn đất.
b) supephotphat kép:
- làm lượng P2O5 cao hơn 40-50%
- qúa trình sản xuất supephotphat kép xảy ra hai giai
đoạn: điều chế axit photphoric và cho axit này tác dụng với photphoric hoặc
apatit .
Ca3(PO4)2
+ H2SO4\[\xrightarrow{{}}\]2H3PO4 +
3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4\[\xrightarrow{{}}\]3Ca(H2PO4)2
2) phân lân
nóng chảy:
-để điều ché phân lân nóng chảy, người ta nung hỗn hợp
bột quặng apatit
( Ca3(PO4)3) và đá xà
vân (MgSiO3) và than cốc ở nhiệt độ trên 1000 độ C trong lò đứng.
-
Hỗn hợp chủ yếu
trong phân lân là \[Si{{O}_{3}}^{2-},P{{O}_{4}}^{3-},C{{a}^{2+}},M{{g}^{2+}}\]
-
Không tan trong
nước.
-
Chỉ thích hợp cho
loại đất chua.
\[III\])
Phân kali
-chứa K ở dạng K+
-Độ dinh dưỡng : tính theo % m K2O
-Hai muối KCl và K2SO4
được sử dụng nhiều nhất để làm phân kali.
-Tro thực vật K2CO3
cũng là một loại phân kali.
\[IV\])
Một số loại phân khác
1)
Phân hỗn hợp và
phân phức hợp
-giống
nhau: chứa đồng thời nhiều nguyên tố dinh dưỡng
-khác
nhau:+ hỗn hợp: Trộn lẫn các loại phân với tỷ lệ khác nhau.
VD: + nitrophotka : (NH4)2HPO4.KNO3
phân hỗn hợp
+ amophot : NH4H2PO4.(NH4)2HPO4
\[V\])
Phân vi lượng:
-chứa các nguyên tố vi lượng: Cu, Zn, Mo,…
B)
BÀI TẬP
Bài 1: Có những loại phân bón hóa học
KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4,
Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2,
(NH4)2HPO4, KNO3.
a) Hãy sắp xếp những phân bón này thành
2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.
b) Trộn những phân bón nào với nhau ta
được phân bón kép NPK?
Bài 2: Có thể bón đạm amoni cùng với vôi
bột để khử chua đất trồng được không?
Bài 3: Cho các mẫu phân đạm sau: Amoni clorua, Amoni sunfat, natrij hidrat.Hãy dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng?
Bài 4: Một người làm vườn đã dùng 500 g (NH4)2SO4
để bón rau.
a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại
phân bón này?
b) Tính thành phần phần trăm của nguyên
tố dinh dưỡng trong phân bón.
c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng
bón cho ruộng rau.
Bài 5: Một loại quặng photphat có chứa
35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5
có trong quặng trên.
Bài 6: Để sản xuất một lượng phân bón
amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4.
a) Tính thể tích khí ammoniac (đktc) cần
dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol : n(NH4)2 HPO4
= 1 : 1.
b) Tính khối lượng amophot thu được.
*LỜI
GIẢI:
Bài
1:
a)Nhóm phân bón dạng đơn: KCl, NH4NO3,
NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2,
Ca(H2PO4)2
Nhóm phân bón dạng kép: NH4H2PO4,
KNO3.
b) Để có phân bón kép NPK ta trộn các
phân bón NH4NO3, NH4H2PO4
và KCl theo tỉ lệ thích hợp.
Bài
2:
Không dùng, vì:
CaO + H2O\[\xrightarrow{{}}\] Ca(OH)2
2NH4Cl + Ca(OH)2\[\xrightarrow{{}}\] CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Bài
3:
Bài
4:
a) Nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng
trong phân bón (NH4)2SO4 là nitơ.
b) M(NH4)2SO4=
132 g; mN = 2.14 = 28 g.
%N = x100% = 21,2 %
c) mN = 500x = 106,05 g.
Bài
5:
Có thể tính như sau: Trong 310 gam Ca3(PO4)2(3CaO.P2O5
có chứa x gam P2O5
Từ đó ta tính được khối lượng P2O5:
x = 142 x (35 : 310) = 16 (g)
Hàm lượng P2O5 là 16%.
Bài
6:
H3PO4 + NH3
\[\xrightarrow{{}}\] NH4H2PO4
H3PO4 + 2NH3
\[\xrightarrow{{}}\] (NH4)2 HPO4
2H3PO4 +
3NH3 → (NH4)2 HPO4 + NH4H2PO4
2 mol 3 mol 1 mol 1 mol
6000 mol 9000 mol 3000 mol 3000 mol
a) Thể tích khí ammoniac (đktc) cần
dùng:
9000 x 22,40 = 20,16 x 104 (lít)
b) Tính khối lượng amophot thu được:
m(NH4)2 HPO4 + mNH4H2PO4 = 3000 . (132,0 + 115,0) = 7,410 . 105
gam = 741,0 kg