Đề bài: Phân tích tình đồng chí trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu
Bài làm
Bài thơ, nhìn một cách tổng quát có vẻ đẹp của một loài hoa đồng nội. Ấy thế mà vẫn tốt tươi, càng ngắm nhìn càng đẹp, một vẻ đẹp khiêm nhường, giản dị.
Về kết cấu, ta nhận ra những mạch ngầm văn bản. Mạch ngầm ấy chảy dọc bài thơ như một quá trình gieo trồng, nảy nở. Mạch ngầm mà ta nói đến ở đây là tình đồng chí.
1. Vậy, nó bắt đầu từ đâu ?
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Tất nhiên tình đồng chí ở đây bắt nguồn từ những cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Nhưng phải nhấn mạnh vào hai ý nghĩa. Một là, nguồn gốc của người lính là nguồn gốc nông dân, tầng lớp điển hình và đông đảo trong sự nghiệp kháng chiến (nông dân là quân chủ lực) vì đơn giản nước ta là một nước nông nghiệp từ xưa, họ là những "dân ấp, dân lân" (Nguyễn Đinh Chiểu). Cho nên cái nghèo khổ ở đây có lẽ chỉ nông dân mới hiểu. Ở những nơi dù "nước mặn đồng chua" hay "đất cày lên sỏi đá" dù vùng biển hay trung du vẫn là đất ấy "đất không nuôi nổi người, người không nuôi nổi đất" (Chế Lan Viên). Đọc hai câu thơ Chính Hữu, có ai không thấm thìa, xót xa. Hai là, vậy cái gì làm nên tên gọi : đồng chí ? Ở đây có những vấn đề quyền sống, quyền ấm no và cao hơn hết là quyền được làm người. Nô lệ và nghèo đói đã cướp đi hai cái quyền thiêng liêng ấy. Vì vậy, chúng ta phải đánh đuổi cả hai kẻ thù ("Thằng giặc Tây thằng chúa đất - Đứa đè cổ, đứa lột da" - Nguyễn Đình Thi). Sự kết hợp hai khát vọng đó không chỉ là một sự chuyển đổi thông thường mà là được nâng cao về chất và chỉ có ở thời đại chúng ta. Chính là "cái chất" ấy đã đổi mói những quan hệ, quan hệ giữa con người với đất nước, với gia đình, giữa anh và tôi. Câu thơ thật giản dị :
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Không hẹn đợi, chẳng thân quen, thậm chí còn xa cách quá chừng mà bỗng nhiên trở thành gần gũi. Thì ra họ bước vào ngày hội non sông, vận hội đổi đời, và giờ đây họ chính là chủ nhân của thời đại ấy. Đoạn thơ không nhiều lời mà kết tinh được chân lí lớn lao, đúng là một phong cách thơ riêng Chính Hữu : "Trong thơ, tôi cố gắng để nói cái cần nói, không nói dài, nói thừa. Tôi mong có được sự hàm súc của lời thơ".
Chính là từ cái nền tảng ấy, cái mảnh đất của ngày hội non sông ấy mà tình đồng chí được hình thành từ đó. Thử theo dõi lại bốn câu mở đầu để thấy cái thế bè đôi quấn quýt. Nếu câu thứ nhất nói về anh, câu thứ hai nói về tôi như một kiểu xưng danh còn tách ra thì câu thứ ba đã gộp lại cả hai người ("Anh với tôi đôi người xa lạ"), ấy là cái bước ngoặt "quen nhau". Như tác giả tự nhận xét sau này, cấu tứ của bài thơ là dựa vào hệ thống hình ảnh : người lính, vầng trăng và khẩu súng. Hình ảnh người lính từ xa lạ đã quen nhau :
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
"Đồng chí", hai tiếng ấy mới mẻ biết chừng nào nửa quen nửa lạ, vừa cất lên đã rung động xốn xang ! Đồng chí theo nghĩa gốc, là những người cùng chí hướng trong việc mưu đồ một sự nghiệp chung ở trong một tổ chức. Những ràng buộc ấy có tính chất lí trí đơn thuần. Đến bài thơ của Chính Hữu, tình đồng chí vừa là tình chiến đấu, vừa là tình thân. Cả hai đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạng con người cầm súng. Đồng chí, hai tiếng ấy đơn sơ mà cảm động đến nao lòng. Nó vừa là tên gọi vừa là tiếng gọi, tên gọi một quan hệ giữa những người cùng một đội ngũ, vừa nhắn gửi, kí thác với người và với mình, nghĩa là tiếng gọi sâu thẳm thiêng liêng. Nó chính là vật báu phải giữ gìn, trân trọng.
2. Tình dồng chí, đồng đội của những người lính bắt đầu ngân vang từ hai chữ "đồng chí". Dòng thơ chỉ một từ mà có tác dụng khép mở tài tình. Nó chốt lại một đoạn đường từ "xa lạ" đến "quen nhau". Nó mở ra một vùng trời khác : sâu, rộng và cao hơn. Cả ba phạm vi ấy với Chính Hữu, đều nằm trong khuôn khổ kiệm lời. Nó "sâu" bởi nó đụng đến hai phạm vi hiện thực, một hiện thực đời thường với chuyện ăn mặc, ốm đau... và cả hiện thực từ những vùng lấp khuất vốn im lặng, vô thanh, về vật chất, quân trang, ăn uống đời thường chẳng có gì khác trước lúc đầu quân. Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, quần áo và ăn mặc giống như người nông dân từ hai miền, nơi thì "nước mặn đồng chua" nơi thì "cày lên sỏi đá" nhưng họ đã hiểu nhau và nhất là họ biết chia sẻ cùng nhau từ "áo anh rách vai" hoặc "quần tôi có vài mảnh vá".
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày", câu thơ đã lắng vào trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ của anh nhưng vì sao đọc lên tôi vẫn rưng rưng ? Thì ra nói nỗi lòng của bạn: thì đó cũng là nỗi nhớ của chính bản thân mình. Điều cần chú ý là trong cái cách kết cấu bè đôi giữa anh và tôi theo chiều dọc tác phẩm, đến vùng thương nhó không xuất hiện cả hai người, chỉ xuất hiện nhân vật "anh" ? Do thương bạn mà quên mất bán thân mình, hay bạn cũng chính là mình, nghĩa là một hình tượng sóng dôi nhưng khuất di, mờ đi một nửa vế ? Hiểu như thế là thấy dược dộ kết tinh, cái "ý tại ngôn ngoại" trong thơ, và càng dồn nén, thơ càng bật ra cái điều không được nói thành lời.
Trong những kỉ niệm cái thời quân ngũ ấy, điều gì cũng đáng nhớ, điều đáng nhớ khác nhau và cách nhớ cũng khác nhau. Bởi vậy có thể khai thác nó từ nhiều nơi, nhiều phía, chẳng hạn hai câu :
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Đây là những cơn sốt rét, sốt rét rừng thường gặp, nguyên nhân dẫn đến tử vong hoặc còn là một cách tạo hình "lạ hoá" trong thơ Quang Dũng ("Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc"). Sốt rét ác tính là căn bệnh diễn ra như cơm bữa trong các cuộc hành quân. Nó làm biến dạng con người trong một nghịch lí : sốt đến "vừng trán ướt mồ hôi" là phần da thịt bên ngoài, còn thực thì bên trong rất lạnh. Cái run rẩy ấy của người lính là do bị kẹp chặt giữa nóng với lạnh giao nhau. Không trải qua những "nóng lạnh" của cuộc đời cầm súng trong những năm gian khổ điển hình thì không thể viết được những câu thơ như thế. Chính là vì hiểu nhau đến mức "Hiểu nhau rồi hiểu lắm, bạn đời ơi" (Tố Hữu) một tiếng nói, nụ cười, chỉ người lính năm nào mới hiểu. "Miệng cười buốt giá" ấy là một nửa nụ cười vừa hồ hởi tươi vui vừa xuýt xoa vì cái rét thời tiết tràn về. Vượt qua những cơn lạnh thấu xương chỉ có thể bằng nghị lực, bản thân, bằng sự nâng dỡ của tình người, tình đồng chí. Bởi thế nụ cười tuy thấm thìa gian khổ, thiếu thốn mà vẫn hồn nhiên.
3. Bài thơ kết thúc khá đột ngột. Chỉ có ba câu :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Như trên đã nói, hình tượng thơ toàn bài được tạo ra bằng ba đường nét : người lính, vầng trăng, khẩu súng, ở hai đoạn trên chỉ mới có người lính và khẩu súng. Đến đây mới xuất hiện vầng trăng. Nghĩa là mới hội đủ một bức tranh trọn vẹn như dụng ý của nhà thơ. Trước hết, ta có cảm giác đột ngột không chỉ vì một đoạn thơ quá ngắn, mà chủ yếu vì tâm thế lĩnh hội thơ. Bởi trước đó, phần lớn bài thơ nói về sinh hoạt của người lính, đến hai câu trước nó vãn chỉ là nhiệm vụ, nhiệm vụ giữ chốt ban ngày và đứng gác ban đêm. Bởi thế vầng trăng hiện ra dường như không được chuẩn bị từ đầu. Nó hiện ra không báo trước. Nhưng xét đến cùng, nó có đột nhiên mà không phải ngẫu nhiên. Nó có lí vì cái đêm phục kích quân giặc là một đêm có trăng, đơn giản vậy thôi, đơn giản như vòng quay của trái đất, nghĩa là không ngừng luân chuyển đêm đêm. Vầng trăng do vậy cũng có thật như khẩu súng ở trên tay "Đêm nay" thì cũng như mọi đêm không cồ gì đặc biệt khác thường. Nhưng đột ngột, trong một lúc nào dấy, bằng một cách nhìn nào đấy mà người lính nhận ra "Đầu súng trăng treo". Tỉnh với mê, thực với mộng đã tạo nên một mặt cắt không gian đặc biệt : con người, khẩu súng, vầng trăng nằm trọn trên cùng một bức tranh trời, một bức tranh như ảo ảnh. Nhiệm vụ chiến đấu tuy vẫn còn nguyên đó, sự cảnh giác không một phút lơ là, nhưng tất cả như cất cánh đang bay trong cõi bồng bềnh mộng tưởng. Có được cảm nhận này, tình đồng chí đến đây đã mở ra một chiều hướng nên thơ của nó. Xưa Nguyễn Khuyến làm thơ, uống rượu vì có một Dương Khuê. Nay, người lính có nhau, có tình đồng chí tuy không có rượu, có thơ, nhưng tâm hồn họ vẫn ngập tràn ánh trăng thi sĩ. Phải yêu cuộc đời này đến đâu, phải có một tâm hồn dào dạt đến đâu, tức cảnh sinh tình, nhà thơ mới có được một thứ "vàng mười" cho câu chữ. Vầng trăng và khẩu súng là hai hình ảnh thường rất khó gần nhau nhưng ở đây nó lại gần nhau. Thì ra cuộc sống chiến đấu tuy có gian khổ, hi sinh vẫn có sự trong trẻo, tràn đầy. Đó chính là vẻ đẹp giản dị chất chứa ở bài thơ.
Bài làm 2: Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.
Lịch sử nước ta là lịch sử của những cuộc kháng chiến chống xâm lâng nối tiếp nhau. Trong chiến tranh giữ nước, người chiến sĩ cầm súng thực sự trở thành hình ảnh cao đẹp nhất.
Là nhà thơ quân đội, Chính Hữu viết nhiều về người lính và dành riêng cho họ một tình cám ưu ái, trân trọng. Từ thực tế gian nan, máu lửa, với cảm xúc chân thành của người trong cuộc, tác giả đả sáng tác ra bài thơ Đồng chí, một trong những bài thơ hay nhất về người chiến sĩ trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1918, in trong tập Đầu súng trăm treo. Trải qua hơn nửa thế kỉ, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của nhiều thế hệ cầm súng chống Pháp và chống Mĩ.
Cuộc kháng chiến chống Pháp là nơi hội tụ của bao tấm lòng yêu nước. Từ giã quê hương, hàng triệu thanh niên nông dân tình nguyện gia nhập quân đội, chiến đấu cho một lí lương chung là bảo vệ chủ quyền: độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc. Trong cuộc sống đầy gian khổ, hi sinh, chiến sĩ ta gắn bó chặt chẽ với nhau. Một tình cảm mới mẻ đã nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc, đó là tình đồng chí. Chinh Hữu đã ghi lại tình cảm cao quý ấy trong bài thơ mộc mạc mà có sức rung cảm lạ thường. Bài thơ mở đầu bằng những lời tâm sự chân tình:
Quê hương anh nước mận, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
Đó là lời trao gửi tâm tình của hai người lính xa quê vào những phút giây nghỉ ngơi ngắn ngủi sau chặng hành quân dài vất vả, sau một trận đánh ác liệt hay trong đêm rừng cùng nhau phục kích quân thù.
Điều làm cho mọi người dễ xích lại gần nhau là những câu chuyện quê hương, Quê hương anh và làng tôi, cách gọi chứa đựng tình cảm gắn bó thiết tha. Không thấy nhắc đến tên một địa phương cụ thể nào, chỉ biết rằng quê hương anh là vùng nước mặn đồng chua. Câu thơ gợi nhiều hơn tả. Thành ngữ nước mặn đồng chua đi vào câu thơ rất tự nhiên, khiến người đọc liên tưởng đến một vùng đồng chiêm trũng ven biển quanh năm úng lụt. Cuộc sống người dân ở đây rất gieo neo, cơ cực.
Còn làng tôi là một làng nghèo ở vùng trung du đồi núi, đá sỏi cây cằn, đất đai quý hơn vàng bạc. Con người phải đổi bát mồ hôi lấy bát cơm.
Cả hai vùng quê đều nghèo nàn, lam lũ. Nghèo và cực truyền từ đời này sang đời khác, năm này sang năm khác… Ấy vậy mà lúc xa quê, ai cũng thương cũng nhớ đến quặn lòng. Chính Hữu vốn nặng tình nặng nghĩa với làng quê Việt Nam nên khi nhắc đến, giọng thơ anh xao xuyến, bồi hồi khó tả. Chỉ qua hai câu thơ thôi tác giả đã nêu rõ thành phần xuất thân của người chiến sĩ. Phần lớn họ là nông dân nghèo khổ. Theo tiếng gọi cứu quốc, họ tạm xa con trâu, mảnh ruộng đế cầm súng giết giặc. Ra đi chiến đấu, mỗi người để lại sau lưng nơi chôn nhau cắt rốn với luỹ tre xanh, với mái tranh nghèo quen thuộc và những người thân yêu nhất,
Không hẹn mà nên, những người nông dân ấy gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường chiến đấu. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người chẳng hẹn mà quen nhau. Giống như những anh lính trong bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên:
Lũ chung tôi bọn người tứ xứ,
Quen nhau từ buổi “một, hai”.
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến.
Trong môi trường quân đội, đơn vị thay cho mái ấm gia đình, tình đồng đội thay cho tình máu thịt. Cái xa lạ lần đầu nhanh chóng bị xóa đi. Sát cánh bên nhau chiến đấu, càng ngày họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hoà hợp, gắn bó giữa đồng đội cùng chung lí tưởng và hành động:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Ngày cùng chung nhiệm vụ chiến đấu, chia nhau gian khổ, hiểm nguy, đêm đắp chung một chiếc chăn đơn, qua tâm sự vui buồn, họ thành tri kỉ. Khi đà thành tri âm tri kỉ rồi thì ngọt bùi san sẻ, sống chết có nhau.
Trong kháng chiến chông pháp; có một bài ca dao vui nói về cuộc Sống gian khổ và tinh thần lạc quan của chiến sĩ ta. Ba anh lính đáp chung một chiếc chăn đơn nên: Thằng kín cái đầu, thằng hở cái chân. Loay hoay mãi cũng vậy. Bên ngòai, gió rừng thổi ào ào, lạnh thấu xương. Ba anh bèn nảy ra sáng kiến: … Ba thằng quặp chặt và ngạo nghễ thách thức: gió lùa vào đâu? Họ ôm lấy nhau, truyền hơi ấm, tình cảm cho nhau.
Giữa những lúc cơ cực thiếu thốn và thử thách ghê gớm của buổi đầu kháng chiến, tình đồng đội đã trở thành tình đồng chí thiêng liêng vô hạn. Đồng chí đứng tách riêng ra khỏi khi thơ như một tiếng gọi thốt lên tự đáy lòng với bao tình cảm mến thương, trân trọng. Không còn một khoảng cách nào giữa những người chiến sĩ. Từ chỗ xa lạ đến quen nhau và giờ đây họ thành đồng chí của nhau, kề vai sát cánh chiến đấu đế giải phóng quê hương, đất nước.
Nối tiếp dòng cảm xúc là suy nghĩ của tác giả về đồng đội:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai .
Quần tôi cỏ vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Là lao động chính của gia đình, giờ các anh đi chiến đấụ, bao khó khăn vất vả sẽ đè nặng lên vai cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ. Biết chắc là như thế nhưng các anh vẫn quyết ra đi cứu nước vì cứu nước là cứu nhà. Ruộng vườn thì gửi bạn thân cày; gian nhà tranh cù kĩ, xiêu vẹo đành mặc kệ gió lung lay. Mặc kệ nghĩa là dẹp hết chuyện riêng tư sang một bên để lo đánh giặc trước đã. Phảng phất đâu đây cái chí của Người ra đi đầu không ngoảnh lại (Nguyễn Đình Thi). Đây là phong thái, là cách nói dân dã, mộc mạc của người nông dân. Hai cách nói khác nhau nhưng cùng chung một thái độ: dứt khoát đưa nhiệm vụ cứu nước lên trên hết.
Xác định như vậy để đỡ lưu luyến lúc ra đi chứ không phải để mà quên. Ai mà đoạn tình đoạn nghĩa được với quê hương, gia đình? Ở chiến trường, lúc này lúc khác, các anh vẫn nhớ về hậu phương với nỗi nhớ thiết tha và hình ảnh ruộng nương, bè bạn, mái tranh nghèo tưởng chừng như dang lung lay trước cơn gió mạnh, lại hiện ra rõ ràng trong tâm trí các anh.
Làng quê Việt Nam bạo đời gắn bó với hình ảnh của cây đa, giếng nước, sân đình. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính là cách nói khác đi về nỗi nhớ sâu nặng cúa các chiến sĩ đối với quê hương, xứ sở. Nỗi nhớ ấy, tình yêu ấy đà đem lại cái hồn cho cảnh vật. Người nhớ cảnh, cảnh nhớ người. Chính tình yêu quê hương làng xóm đã thôi thúc các anh chiến đấu và chiến thắng quân thù.
Trải qua cuộc sông gian khổ biết bao điều gắn bó chiến sì ta lại với nhau:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Tôi với anh chung cảnh ngộ, anh với tôi chung một lí tưởng, chung đội ngữ và tôi với anh giờ đây lại chung cả những cơn sốt rét rừng ghê gớm. Cái căn bệnh quái ác mà lính ta anh nào cũng sợ. Sợ mà không sao tránh khỏi. Nhà thơ nhắc đến chuyộn này như nhắc đến một kỉ niệm khó quên trong tình bạn.
Bài thơ đem lại sự rung động sâu sắc khi dựng nên được hình ảnh trung thực và giản dị của anh bộ đội cụ Hồ:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Dầu kháng chiến, chúng ta đánh Pháp trong hoàn cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nên chiến sĩ ta có gì mặc nấy. Ở giữa rừng sâu kim chỉ chẳng có, rách đâu lấy dây rừng cột túm đấy. Và vậy mới thành những giai thoại vui về các anh Vệ túm, Vệ trọc, giản dị, sơ sài mà vẫn không kém oai phong. Thiếu thốn, gian khổ là thế mà vẫn vui vẻ tin tưởng. Miệng cười buốt giá… là thái độ coi thường thử thách, khó khăn, là chất lạc quan đến thanh thản của những con người hồn nhiên, giản dị. Đó cũng là cách dũng thuộc về bản chất của con người Việt Nam. .
Đọc đến đây, ai mà không cảm động trước hình ảnh cha ông mình đánh giặc giừa trăm ngàn thiếu thốn. Có thế mới hiểu hơn, thương quý hơn những lớp người đi trước, say mê đánh giặc với vũ khí tự tạo:
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm đao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
(Hồng Nguyên)
Khác chi người lính Tây Sơn áo vải cờ đào, khác chi người nông dân mến nghĩa làm quân chiêu mộ, chẳng cần qua mười tám ban võ nghệ vẫn anh dũng lao vào cuộc chiến đấu chống xâm lãng với rơm con cúi, lưỡi dao phay mà cùng làm nên chiến thắng.
Có sự gặp gờ lạ kì giữa xưa và nay, tạo nên hình ảnh truyền thống của người dân Việt Nam ngàn đời đánh giặc.
Bao thiếu thốn vật chất được thay thế bằng tình thương yêu sâu sắc của đồng đội:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Có lẽ không ngôn ngữ nào diễn đạt cho hết tình đồng chí thắm thiết trong hoàn cảnh ấy. Cái xiết tay thật chặt và ánh mắt cảm thông, tin cậy đủ nói thay cho tất cả.
Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Nó dã tạc vào thơ ca hiện đại chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ mà khoẻ khoắn, hào hùng:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặt: tới
Đầu súng trăng treo.
Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hoà quyện với nhau. Cảnh vẫn là cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá nhưng dường như nó không con de doạ được con người nữa mà trái lại, nó bị đẩy lùi ra tít phía sau, nhường chỗ cho hình ảnh của đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng người chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Đêm khuya chờ giặc, trăng đã xế ngang tầm súng. Và lạ lùng thay, như một khám phá bất chợt, thú vị: Đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng reo vui chứa đựng bao ý nghĩa. Trong sự tương phản giữa hai hình ảnh súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được môi quan hệ gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến để bảo vệ hoà bình. Trăng tượng trưng cho cái đẹp và cuộc sống yên vui. Súng và trăng là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm, hào hoa muôn thuở, đồng thời nó cung thể hiện rõ nét cái tư thế chủ động, tin tưởng và tâm hồn lạc quan, yêu đời của chiến sĩ ta.
Như tên gọi của nó, bài thơ Đồnq chí là bức chân dung sống động về anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến. Chính Hữu đã khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ với tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. Bài thơ lưu lại mãi mãi trong kí ức bao thế hệ cầm súng chống xâm lăng từ đó đến nay. Bởi thế, nhắc đến tác giả là người đọc nhớ ngay đến bài thơ. Chỉ thế thôi cũng là điều thật đáng quý đối với người sáng tác.
Bài làm 3: Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu
Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lảng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cám xúc?
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Họ đến với cách mạng cũng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sổng là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào... Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kí
Đồng chí!...
Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là bất tận:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng, họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ. Họ lớn lên trong những gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc.... Nhưng... họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả những bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dầu rằng mặc kệ nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn, nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay động hồn thơ, hồn người:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ củu những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau... Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đầm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phái chăng sự khó khăn vất vả thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm... Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng, nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa... Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cá những người lính. Tình đồng chí:
Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tố quốc, một nụ cười ngạo nghễ yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trong gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết, vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dù đêm đầy khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ, câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:
Đầu súng trăng treo
Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
Chiến tranh ở rừng Trăng thành tri kỉ
(Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian, ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Nụ cười chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau kề vai sát cánh cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.
Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.
Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.