Mục Lục
Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của Tố Hữu và cũng là của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Mượn lời đối đáp của một đôi bạn tình trong phút chia tay, bài thơ thể hiện tình sâu nghĩa nặng của các dân tộc Việt Bắc đối với cách mạng, với Đảng và Bác Hồ; đồng thời bộc lộ tình cảm mặn nồng thủy chung của người cán bộ cách mạng, cán bộ kháng chiến đối với Việt Bắc mà nhà thơ gọi một cách trân trọng là “quê hương cách mạng”. Rời Việt Bắc, bao nhiêu nỗi nhớ dâng đầy trong lòng người ra đi. Người cán bộ cách mạng không quên dành một khoảng nhớ thiết tha cho thiên nhiên và con người Việt Bắc. Nội dung ấy được thể hiện bằng năm cặp thơ lục bát vừa mượt mà, đằm thắm, vừa êm ả như ca dao lại vừa trang trọng như những vần thơ cổ điển:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Đoạn thơ này thể hiện nỗi nhớ của người miền xuôi đối với quê hương cách mạng nhưng nếu tách ra thì nó giống như một bài thơ hoàn chỉnh – bài thơ ca ngợi thiên nhiên và con người Việt Bắc, mảnh đất đã từng gắn bó máu thịt với người cán bộ miền xuôi. Những câu thơ tự nhiên như tuôn chảy từ trong lòng, không một chút dụng công mà thiên nhiên Việt Bắc cũng như con người nơi đây hiện lên trên trang thơ đẹp như một bộ tứ bình. Vì sao vậy? Có lẽ vì thi nhân đã bao nhiêu năm trời sống cùng đồng bào Việt Bắc, mến thương từng hoạt động của họ, đã bao nhiêu mùa ngắm nhìn phong cảnh, thuộc các mùa hoa của núi rừng. Nói cách khác,thiên nhiên và con người Việt Bắc đã có chỗ đứng danh dự trong tâm hồn nhà thơ, làm nên máu thịt của thi sĩ để lúc này, khi chia tay Việt Bắc, cảm xúc yêu thương đã đến độ chín ấy như tự nó chảy trên trang giấy mà thành thơ vậy. Phải chăng đó là chân lí mà Chế Lan Viên đã [từng khái quát: “Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”?
Đoạn thơ gồm năm cặp thơ lục bát thì cặp thơ đầu tiên giới thiệu chung về nội dung và cảm xúc, vừa là lời thoại lại vừa là cái có đế tác giả bày tỏ lòng mình:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Cuộc chia tay giữa những người kháng chiến và Việt Bắc, giữa miền ngược và miền xuôi đã trở thành cuộc chia tay giữa những người yêu nhau với lối hát giao duyên, vói cách xưng hô “mình” – “ta” thân thiết, trìu mến. Đây cũng chính là sự nổi tiếp giọng điệu trữ tình thông nhất trong toàn bài. Cách điệp từ ” ta về” ở đau câu đã tạo ra một sự đăng đối rat tinh tế. Câu trên là hòi người, câu dưới lại là giãi bày lòng mình với một giọng điệu chân tình, ngọt ngào, tha thiết. Đặt câu hỏi trước khi giãi bày tâm sự, tác giả Tố Hữu đà khiến cho tình cảm của kẻ ở người đi có quan hệ hai chiều và nhờ đó mà quân quýt, khắng khít, khiến cho lòng người vương vấn nhiều hơn. Có lẽ đó cùng là lí do khiên cho cách xưng hô “mình” — “ta” cứ trở đi trở lại trong hai dòng thơ và chiếm tới một nửa dung lượng của câu thơ sáu chữ. Cùng với phong vị phảng phất ca dao, câu thơ đã tạo ra một lối nói đưa đẩy mặn mà, thắm thiết. Nỗi nhớ về những tháng ngày gắn bó với cảnh và người Việt Bắc cứ hiện dần lên trong tâm trí người đi: nhớ trước nhất là “hoa cùng người”. Từ “cùng” được sử dụng không chỉ biểu hiện sự phong phú của vẻ đẹp miền đất này mà còn gợi lên một cảm giác giao hòa, đăng đốì. Hoa và người cùng hòa quyện, cùng sóng đôi trong nỗi nhớ cũng như cái đẹp thiên nhiên Việt Bắc không thể tách ròi vẻ đẹp của con người noi đây.
Bốn cặp lục bát tiếp theo thực sự là một bộ tranh tứ bình ngợi ca thiên nhiên và con người Việt Bắc – một bộ tranh lộng lẫy những sắc màu và ánh sáng, được hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả. Đầu tiên là hình ảnh một cánh rừng xanh với hoa chuối đỏ, mà lại đỏ tươi như những bó đuốc bập bùng cháy xua đi cái giá rét của mùa đông;
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” Câu thơ miêu tả mùa đông nơi núi rừng Việt Bắc nhưng không gợi lên cái lạnh lẽo, hoang vu, thê lương mà thể hiện ấn tượng về một cuộc sống đang hồi sinh trên quê hương cách mạng. Mùa đông xuất hiện trong câu thơ tươi tắn và ấm áp. Trên cái nền xanh mênh mông của núi rừng Việt Bắc bỗng tràn ngập một gam màu rực rờ, ấm nóng với hình ảnh của hoa chuối rừng. Nó giống như những đổm lửa lớn mang một vẻ đẹp lạ kì, đầy ân tượng. Như sự tiếp nối của thời gian, đông qua thì xuân đến, hai câu tiếp theo, nhà thơ tiếp tục miêu tả mùa xuân Việt Bắc:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Tác giả giúp ta cảm nhận một màu trắng lung linh, tinh khiết làm bừng sáng cả không gian, bừng sáng cả đất trời, bừng sáng cả bức tranh thơ. Tác giả tả cảnh mùa xuân bằng màu trắng tinh khôi, một màu trắng choáng ngợp như dâng tràn sức sống mới mẻ của mùa xuân đẹp đẽ, thơ mộng đên bâng khuâng. Nó khiến ta không thể không liên tưởng đến màu trắng cùng trong trẻo nhu thế trong câu thơ của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(‘Truyện Kiều)
Có lẽ Tố Hữu rất tâm đắc vói hình ảnh mơ nở trắng rừng này nên trong bài thơ Theo chân Bác, nó lại xuất hiện một lần nữa:
Ôi sáng xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.
Sẽ thật thiếu sót nếu không miêu tả mùa hè Việt Bắc. Nơi đây có những vẻ đẹp, lãng mạn, mộng mơ mà không nơi nào có. Đó chính là hình ảnh:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Ai đã từng đến Việt Bắc hẳn còn nhó vẻ đẹp kì ảo của rừng phách. Những ngày cuối xuân, rừng phách tràn ngập một màu xanh nhưng kì diệu thay, những nụ hoa vàng đã núp mình trong những kẽ lá ,Khi hè sang , chúng nhất loạt trổ hoa. Chỉ vài ba ngày, cả rừng phách như được nhuộm một sắc vàng kì ảo. Nhà thơ dùng chữ “đổ’ thật hay, với từ này, màu vàng như một thứ nước nhuộm vàng cả mặt đất và chân trời, nó khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Xuân Diệu: “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”. Nhưng cái hay của câu tho Tố Hữu là chỗ: Khi tiếng ve kêu thì rừng phách đổ vàng. Tố Hữu làm ta liên tưởng đên mối quan hệ kì lạ giữa sắc màu và âm thanh . Ta có cảm giác bản nhạc của mùa hè – ve kêu – đã tạo nên một sắc vàng kì ảo. Và dường như, sắc vàng của rừng phách đã gọi dậy tiếng ve. Một sự tương giao kì lạ trong thiên nhiên. Chỉ mấy câu thơ mà bạn đọc đã cảm nhận được nhiều sự chuyển biến: chuyển đổi về không gian từ xanh sang vàng, chuyển đổi về thời gian từ xuân sang hạ, chuyên đổi về cảm giác từ thính giác sang thị giác,…
Cuối cùng, sau những gam màu rực rõ, tươi vui, Tố hữu đem đến cho người đọc cảm giác mênh mông, êm ái qua màu vàng dịu mát của ánh trăng huyền diệu tỏa xuống cánh rừng trong một đêm thu:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Điều kì diệu là rừng ấy , trăng ấy lại hiện lên trong nỗi nhó nên nó càng lung linh, thơ mộng. Trăng tròn vành vạnh trong đêm rằm tháng tám, tỏa sáng núi rừng, phủ lên cỏ cây hoa lá màu trắng sữa tinh khiết. Bầu trời thu cao rộng, núi rừng trong sắc thu cũng thật yên bình. Điều quan trọng là bầu trời rộng lớn và vầng trăng thu tròn trịa ấy đã để thương, để nhớ trong lòng tác giả với những kỉ niệm thật lãng mạn, nên thơ nơi “Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa”.
Qua đoạn thơ như một bộ tranh tứ bình trên, ta thấy thiên nhiên Việt Bắc đâu có phải là nơi xa xôi, hẻo lánh, hoang vu mà với Tố Hữu nó thật sự đẹp như một xứ mơ, như xứ sở của truyện thần tiên mà cũng gần gũi, thân thương như ca dao, cổ tích.
Hình ảnh thiên nhiên đẹp như một xứ mơ ấy chính là cái nền để con người xuất hiện. Bức tranh thiên nhiên không lạnh lẽo hoang vu mà trái lại rất ấrn áp là bởi trên đó đã xuất hiện những hình ảnh của con người Việt Bắc. Người Việt Bắc hiện lên trong thơ Tố Hữu không gây cảm giác lạ như những chàng thợ săn, những ông mo, bà ké trong những tiểu thuyết đường rừng trước năm 1945. Họ hiện lên trên trang thơ với vẻ đẹp của người lao động cần cù, chịu khó. Đó là một tư thế hiên ngang trên đèo cao lộng gió và ánh sáng:
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Con người chính là trung tâm của bức tranh thiên nhiên với tư thế àm chủ đất trời, tự do và phóng khoáng. Có cảm giác như trên vùng rẻo cao lồng lộng ấy, giữa một màu xanh ngút ngàn của cây cỏ/ con người tỏa sáng như một mặt trời thứ hai giữa thiên nhiên. Đọc câu thơ, trưóc mắt người đọc như hiện ra bức tranh sinh động về Việt Bắc mà nối bật trên đó là hình ảnh con người, những người dân lao động đang làm nương, làm rẫy. Bóng dáng con người xuất hiện trong câu thơ thật độc đáo (không xuất hiện trực tiếp mà qua ánh nắng phản chiêu từ “dao gài thắt lưng” – một công cụ lao động quen thuộc của người Việt Bắc). Một câu thơ tám chữ có sự trầm bổng của thanh điệu: mở đầu là vần bằng rồi lên cao dần ở chữ “nắng ánh” là vần trắc và rồi lại hạ thấp ờ chữ “lưng” ở cuối dòng thơ. Có cảm giác như nhịp điệu câu thơ lên xuống chính là nhịp điệu đều đặn của những tâm lưng nhấp nhô lúc ẩn lúc hiện sau bóng cây, nhịp điệu của lao động hòa lẫn với sự trùng điệp bất tận của núi đồi.
Cũng có khi con người xuất hiện trực tiếp qua dáng ngồi cần mẫn, chăm chú đan nón, đẹp như một nghệ nhân:
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Như vậy, con người lao động Việt Bắc không chỉ có tư thế khỏe khoắn, khóang đạt mà còn ẩn chứa sự tài hoa, khéo léo trong đôi bàn tay chăm chỉ , chịu thương chịu khó của mình. Chữ “chuốt” thật hay. Nó không chi thể hiện sự cần cù mà còn giúp ta cảm nhận được cái đẹp nảy sinh từ đôi bàn tay ấy. Chữ “từng” gợi tả đức tính cần mẫn, cách làm ti mỉ, công phu. Có khéo tay mới “chuốt từng sợi giang” mỏng và bóng để đan thành những chiếc nón xinh xắn, một trong những sản phẩm thú công mĩ nghệ đặc trưng của Việt Bắc. Con người cần cù và tài hoa ấy thật đáng nhớ vì như Nguyễn Đình Thi từng ca ngợi:
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Hình ảnh con người Tây Bắc lại tiếp tục hiện ra qua câu thơ “Nhớ cô em gái hái măng một mình”, một câu thơ hay ở vần điệu, sự hiệp vần “gái” – “hái” (vần lưng) và cách điệp phụ âm đầu trong các từ “măng – một — mình” tạo cho câu thơ nhạc điệu riêng. Cô gái Việt Bắc trẻ trung, xinh tươi, lạc quan yêu đời, đi hái măng giữa rừng vầu, rừng nứa một mình trong khúc nhạc rừng, tuy chỉ có “một mình” mà chẳng cô đơn. Con người ấy đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Giữa một không gian nghệ thuật đầy màu sắc và âm thanh của suối rừng, cô gái Việt Bắc xuất hiện thật hồn nhiên và đáng yêu lạ! Đến câu kết của đoạn thơ “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”, ta thấy hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc.” Ai” là đại từ phiếm chỉ gợi lên bao hoài niệm, bâng khuâng. Tiếng hát ân tình thủy chung giữa “ta” và “mình”, giữa “ta” với “ai” được thử thách trong cay đắng ngọt bùi, trong máu lửa “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” nên không bao giờ có thể quên được.
Đoạn thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên và con người Việt Bắc là đoạn thơ tràn đầy tình cảm nhớ nhung và thương mến vói niềm tự hào đô’i với Việt Bắc “Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa”, và chiến khu bất khả xâm phạm “Rừng che hộ đội, rừng vây quân thù”. Có thể nói, Tố Hữu không chỉ ca ngợi Việt Bắc mà còn viết nên những vần thơ đẹp nhất ca ngợi đất nước và con người Việt Nam trong lửa đạn. Nguyễn Đình Thi nhận xét “những hình ảnh thơ này đã làm bừng sáng cả núi rừng Việt Bắc, và nó dường như cũng làm xôn xao cả khoảng trời hồi tưởng của thi nhân và người đọc”. Người lao động xuât hiện trên trang thơ Tô’ Hữu không phải là anh hùng, những người làm nên chiến công phi thường trong kháng chiên. Trái lại, họ chỉ là những người lao động bình thường với những vẻ đẹp gần gũi, đáng yêu. Viết về họ, Tố Hữu bộc lộ lòng yêu thương thắm thiết và sự cảm phục sâu xa.
Bốn cặp câu lục bát còn là bức tranh tứ bình làm nên bộ tứ bình về bốn mùa trong năm. Bốn cặp thơ lục bát này có cùng một kết câu: câu lục tả cảnh, câu bát tả người. Cặp nọ nối tiếp cặp kia, mùa nọ nối tiếp mùa kia, hài hòa, cân xứng, nhịp nhàng như bước đi của vũ trụ. Nó làm ta nhớ đến những đoạn thơ rất hay trong Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều hay bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. Nó làm ta liên tưởng đến những bức tranh tứ thời, tứ mùa, tứ quý, tứ linh; nói cách khác, nó làm cho đoạn thơ nhuốm màu sắc cổ điển. Bình luận về bộ tranh tứ bình này của Tố Hữu nhà thơ Xuân Diệu khẳng định “Không thua kém bất kì bộ tranh thơ nào trong văn chương phương Đông”.
Tuy nhuốm màu cổ điển nhưng bức tranh thơ này của Tố Hữu vẫn có những nét rất hiện đại. Phủ lên bức tranh ấy không phải là cái màu trang trọng quý phái như tranh tứ bình cổ điển mà trái lại, nó bình dị thậm chí vô cùng dân dã như một biểu tượng của cái đẹp nhân dân. Các bộ tranh tứ bình thời cổ điển thường bắt đẩu bằng mùa xuân và khép lại bằng mùa đông như diễn tả nhịp đi đều đặn, tròn trịa của vũ trụ trong một năm. Trái lại, bộ tranh của Tố Hữu bắt đầu từ mùa đông và kết thúc từ mùa thu — thời điểm Tố Hữu viết bài thơ này. Phải chăng Tố Hữu muốn dùng nó như biểu tượng cho bước đi của cách mạng từ mùa đông giá lạnh khó khăn đến mùa thu huy hoàng thắng lợi? Cách viết ấy vừa có cái lí của logic tâm trạng lại vừa thóat khỏi những quy phạm của văn chương cổ điển.
Đoạn thơ vẽ nên bức tranh về cảnh vật và con người Việt Bắc mà ai đã đọc dù chỉ một lần sẽ không thể nào quên. Nó đem lại cho bài thơ Việt Bắc vốn ấm áp tình người có thêm cái huy hoàng xanh tươi của núi rừng Việt Bắc. Nói cách khác, nó đã góp phần hoàn chỉnh bức tranh Việt Bắc trong trái tim người ra đi. Đây là một đoạn thơ ngắn mà lời thơ vừa bình dị, trang nhã vừa giản dị hàm súc. Cảnh vừa như thực lại vừa như mơ, vừa như một cuộn phim lại vừa nhịp nhàng, thanh thoát như một bức tranh tả cảnh. Nó đã bộc lộ nét tài hoa của “nhà thơ của cách mạng, của lí tưởng cộng sản”. Từ những vấn đề của cuộc sống cách mạng và kháng chiến, Tố Hữu có thể viết những tứ thơ nên nhạc, nên tình làm xôn xao tâm hồn bạn đọc và nói như Xuân Diệu “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”.
(Nguyễn Thu Huyền)
Dẫn theo Trần Liên Quang, Đỗ Thị Yên
Xem thêm : Dàn ý phân tích, đề thi và bài văn mẫu về Việt Bắc Tố Hữu, phân tích bài thơ Việt Bắc SGK Ngữ văn 12 : Việt Bắc Tố Hữu